Bình giảng về bức tranh thiên nhiên mùa hè trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi


Đề bài: Cảnh ngày hè là bức tranh thiên nhiên ngày hè rực rỡ, tươi đẹp được cảm nhận bởi tâm hồn đầy nhạy cảm của Nguyễn Trãi. Dựa vào văn bản thơ đã học, em hãy bình giảng về bức tranh thiên nhiên ngày hè được thể hiện trong bài thơ Cảnh ngày hè.

I. Dàn ý chi tiết cho đề bình giảng bức tranh mùa hè trong Cảnh ngày hè

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: “Cảnh ngày hè” bài thơ là được thể hiện qua những hình ảnh thân thuộc, xuyên suốt bài thơ là vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên qua lăng kính của tác giả từ cảnh vật đến con người à

2. Thân bài

  • Cuộc sống nhàn dỗi khi về quê ở ẩn

Rồi hóng mát thuở ngày trường

  • Ngày hè là một ngày dài ngồi hóng mát giữa cái nắng oi ả của ngày hè với con gió thoáng qua và bóng mát của gốc cây
  • Ẩn sâu bên trong: Một bầu tâm sự, một nỗi lo sâu nặng cho dân, cho nước, sự hối tiếc về bản thân, hóng mát chỉ để vơi bớt lo âu
  • Bức tranh mùa hè đầy màu sắc qua những hình ảnh thiên nhiên

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

  • Hình ảnh trong những ngày hè: Hòe xanh bao trùm không gian, thạch lựu tô điểm thêm màu đỏ, màu hồng của ao sen, nuối tiếc về mùi hương khi gió đưa đi
  • Giảm bớt âu lo qua những hình ảnh đẹp
  • Vẻ đẹp ngày hè qua những hoạt động của con người, cuộc sống thái bình

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

  • Vùng quê nghèo, hình ảnh đặc trưng: Bà cụ bên mớ rau, đứa trẻ bám theo mẹ
  • “Lao xao” âm thanh thể hiện sự Đông vui, tấp nập, thể hiện cuộc sống thái bình, ấm no, hạnh phúc
  • Vẻ đẹp hòa quyện giữa tiếng ve và cái nắng nhẹ chiều ta
  • Tâm tư, tình cảm, ước muốn trước vẻ đẹp của vùng quê
>> Xem thêm:  Em hãy bình luận câu tục ngữ: “Tấc đất tấc vàng”.

Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ, khắp đòi phương

  • Ước muốn: có khúc đàn Nam Phong, cất lên giữa vẻ đẹp ấm no của cuộc sống, cầu mong nhân dân luôn được sống trong thái bình
  • Bên cạnh đó là ước muốn cho dân ngày càng giàu đủ

3. Kết bài

– Cảm nghĩ của bản thân về bài thơ

  • Bức tranh thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên
  • Bức tranh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn con người

II. Bài tham khảo cho đề bình giảng bức tranh ngày hè trong Cảnh ngày hè

    “Cảnh ngày hè” là một trong số những bài thơ vô cùng độc đáo của Nguyễn Trãi viết về khung cảnh vùng thôn quê khi ông dời bỏ chốn thị phị, tránh xa những tranh giành xô bồ của cuộc sống để trở về với nơi mình sinh ra, cảm nhận sự yên bình thanh tịnh qua những hình ảnh thân thuộc, xuyên suốt bài thơ là vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên qua lăng kính của tác giả từ cảnh vật đến con người.

   Mở đầu bài thơ là một cuộc sống an nhàn chốn thôn que, nhưng bên cạnh sự an nhàn đó là nhiều nỗi niềm mà ông cất giấu bên trong

Rồi hóng mát thuở ngày trường

    Ngày hè của ông là một ngày dài ngồi hóng mát, chẳng khó để hình dung ra khung cảnh giữa cái nắng oi ả của ngày hè với những con gió thoáng qua, nằm dưới bóng mát của gốc cây để tận hưởng sự yên bình của vùng quê, chẳng cần đi đâu xa cũng có thể cảm nhận được hết những nét đẹp đặc trưng đó, nhưng đối với ông thì hóng mát chẳng mấy nhàn nhã, chẳng mấy thư thái, ẩn sâu bên trong đó là một bầu tâm sự, một nỗi lo sâu nặng cho dân, cho nước, sự hối tiếc về bản thân khi không thể một mình nuôi dưỡng ý tưởng trước một xã hội với những con người tham lam danh vọng quyền quý. Với ông việc hóng mát khi đất nước còn nhiều điều dang dở chỉ là một cách giúp ông quên đi phần nào nỗi lo âu ở trong lòng. Rồi bức tranh ngày hè trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết khi những hình ảnh được ông thể hiện ra

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

binh giang ve buc tranh thien nhien mua he trong bai tho canh ngay he cua nguyen trai - Bình giảng về bức tranh thiên nhiên mùa hè trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
Bình giảng về bức tranh thiên nhiên mùa hè trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

   Mỗi vùng nông thôn có một nét đẹp riêng, nét đẹp của quán nước, gốc đa, sân đình, ao cá, cánh diều… Đối với tác giả, vùng quê hiện lên rất riêng biệt, đó là hình ảnh hòe buông sắc lục bao trùm lên không gian, cảnh vật xung quanh tạo bởi một màu xanh đặc trưng vốn có, chính màu xanh đó đã mở rộng không gian, tạo cảm giác thư thái giữa những ngày hè, đan xen giữa vẻ đẹp đó là hình ảnh thạch lựu tô điểm thêm sắc đỏ trước hiên nhà, cùng với đó là sắc hồng của những bông hoa sen còn ngát hương thơm. Tất cả như hòa quyện vào với nhau để tôn lên vẻ đẹp vốn có đó, trước những vẻ đẹp cũng là đôi chút sự tiếc nuối khi cơn gió thổi qua đem theo hương thơm nhè nhẹ đi mất. Phải là một con người tinh tế mới có thể cảm nhận tỉ mỉ được những vẻ đẹp đó, một vẻ đẹp giúp tác giả phần nào giảm bớt đi những âu lo tồn tại ở trong lòng. Không chỉ dừng ở đó, tác giả còn cảm nhận thông qua những hoạt động, âm thanh diễn ra xung quanh mình

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

    Vùng quê nghèo thường có những khu chợ đông vui, tấp nập như những ngày tết, lễ, hình ảnh những bà cụ ngồi bên những mớ rau, hay những đứa trẻ chạy theo mẹ trên con đường làng chẳng còn mấy xa lạ với những khu chợ nơi đây, khu chợ mà đối với tác giả đem lại âm thanh “Lao xao”, âm thanh đó cũng đồng nghĩa với sự ấm no hạnh phúc, thái bình mà một vùng quê đang được thừa hưởng, không có chiến tranh, không có loạn lạc, chỉ có tiếng cười nói xen lẫn những tiếng ve mỗi khi chiều tà buông xuống, buổi chiều làm cho cái nắng trở nên nhẹ nhàng, đây cũng là lúc vùng thôn quê trở nên đẹp nhất. Và vẻ đẹp đó khiến tác giả có một khao khát, khao khát không phải cho bản thân mà cho nhân dân, cho những con người nơi đây

>> Xem thêm:  Tập đọc: Đi hội chùa Hương

Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ, khắp đòi phương

    Ngay lúc này đây, trước những khung cảnh đó, tác giả chỉ muốn có khúc đàn Nam Phong của vua Thuấn, một vị vua mà dưới thời của ông thái bình thịnh trị, dùng tiếng đàn lồng vào cuộc sống êm đềm vẫn đang diễn ra đó để cầu mong cuộc sống đó mãi mãi diễn ra như thế, và đối với ông đó cũng chính là mong muốn mà ông lo lắng suốt cuộc đời của mình. Và bên cạnh sự thái bình an nhiên thì mong ước tiếp theo của ông là dân giàu, dân giàu để lo được cho cuộc sống của bản thân, không phải lo nghĩ để dùng tài năng cống hiến cho đất nước, dân giàu thì nước mới giàu, dân giàu thì nước mới có thể phát triển hơn nữa.

     Bức tranh thiên nhiên mà Nguyễn Trãi vẽ ra thật đẹp, một bức tranh hoàn hảo phác họa vẻ đẹp vốn có mà thiên nhiên ban tặng cho quê hương ông, ẩn sâu bên trong đó là một con người với tấm lòng nhân đạo luôn đặt nhân dân lên hàng đầu, lo lắng cho dân cho nước dù đã ở tuổi xế chiều.

Bài viết liên quan