Bình luận câu nói: Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với các bạn về một vấn đề nhân sinh


Đề bài: Bàn về truyện ngắn có ý kiến cho rằng: “Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với các bạn về một vấn đề nhân sinh”.

Anh/chị hãy phân tích truyện ngắn “Chí phèo” để làm sáng tỏ nhận định trên.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề: “Chí Phèo” là truyện ngắn xuất sắc bậc nhất khi viết về những kiếp sống bi thảm cùng bi kịch tha hóa của người nông dân dưới ách thống trị bạo tàn. Theo dõi câu chuyện về cuộc đời của Chí Phèo ta có thể thấy “Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với các bạn về một vấn đề nhân sinh”.

2. Thân bài

– Con người và cuộc sống hiện thực là chất liệu quan  trọng nhất của văn học.

–  Thông qua câu chuyện về cuộc đời Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã thể hiện được những vấn đề nhân sinh sâu sắc.

+ Nhà văn đã tập trung khắc họa cảnh ngộ, nỗi lòng của Chí Phèo từ khi còn là một anh canh điền lương thiện đến khi vào tù và trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

+ Nhà văn Nam Cao đã lần lượt đưa người đọc khám phá bóc tách từng lớp vỏ xù xì để cuối cùng ngỡ ngàng nhận ra những giá trị tốt đẹp bên trong con người Chí.

–  Bản chất của Chí không xấu, vốn là anh canh điền hiền lành với ước mơ sống lương thiện, cuộc sống khắc nghiệt cùng với sự thống trị hà khắc, vô nhân tính đã đẩy Chí vào cuộc sống của những tội lỗi, trở thành con quỷ dữ.

>> Xem thêm:  Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ

–  Khi gặp được Thị Nở, được nhận sự quan tâm của Thị, phần nhân tính bên trong Chí được đánh thức, Chí khát khao trở về con đường lương thiện, muốn được làm hòa với mọi người

– Trong sự tuyệt vọng, phẫn uất đến tột cùng, Chí Phèo đã tìm đến rượu nhưng càng uống lại càng tỉnh, càng tỉnh lại càng nhận thức đau đớn nhất về bi kịch của mình.

3. Kết bài

Câu chuyện của Chí Phèo là dẫn chứng tiêu biểu nhất cho lời khẳng định “ Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với các bạn một vấn đề nhân sinh”.

II. Bài tham khảo

Nam Cao là nhà văn hiện thực, cây bút nhân đạo nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, Nam Cao đã hướng ngòi bút khám phá cuộc sống và số phận của những người nông dân nghèo trong xã hội xưa. “Chí Phèo” là truyện ngắn xuất sắc bậc nhất khi viết về những kiếp sống bi thảm cùng bi kịch tha hóa của người nông dân dưới ách thống trị bạo tàn. Theo dõi câu chuyện về cuộc đời của Chí Phèo ta có thể thấy “Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với các bạn về một vấn đề nhân sinh”.

Con người và cuộc sống hiện thực là chất liệu quan  trọng nhất của văn học. Một truyện ngắn có giá trị là qua đó nhà văn không chỉ giới thiệu đến độc giả một câu chuyện, một tình huống mà còn thể hiện  được những đánh giá, phát hiện và những quan niệm chủ quan về nhân sinh và cuộc sống con người.

binh luan cau noi qua mot noi long mot canh ngo mot su viec cua nhan vat nha v - Bình luận câu nói: Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với các bạn về một vấn đề nhân sinh
Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với các bạn về một vấn đề nhân sinh

Chí Phèo là một trong những truyện ngắn hiện thực đặc sắc nhất của nền văn học Việt Nam hiện  đại. Thông qua câu chuyện về cuộc đời Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã thể hiện được những vấn đề nhân sinh sâu sắc. Nhà văn đã tập trung khắc họa cảnh ngộ, nỗi lòng của Chí Phèo từ khi còn là một anh canh điền lương thiện đến khi vào tù và trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Nếu chỉ nhìn từ bên ngoài, qua ngoại hình “nửa người nửa thú” và tiếng chửi của Chí, ấn tượng duy nhất còn đọng lại về nhân vật này chỉ là một con người bị tha hóa cả về nhân hình lẫn nhân tính. Nhưng bằng cách dẫn dắt tự nhiên mà đầy khéo léo, nhà văn Nam Cao đã lần lượt đưa người đọc khám phá bóc tách từng lớp vỏ xù xì để cuối cùng ngỡ ngàng nhận ra những giá trị tốt đẹp bên trong con người Chí.

Thì ra bản chất của Chí không xấu, vốn là anh canh điền hiền lành với ước mơ sống lương thiện, cuộc sống khắc nghiệt cùng với sự thống trị hà khắc, vô nhân tính đã đẩy Chí vào cuộc sống của những tội lỗi, trở thành con quỷ dữ bị cả làng Vũ Đại căm ghét. Khi gặp được Thị Nở, được nhận sự quan tâm của Thị, phần nhân tính bên trong Chí được đánh thức, Chí khát khao trở về con đường lương thiện, muốn được làm hòa với mọi người nhưng cuối cùng mọi hi vọng đều tan vỡ khi bà cô Thị Nở từ chối và sự ruồng rẫy của Thị Nở.

>> Xem thêm:  [Văn mẫu học trò] Nghị luận về vấn đề trang phục và văn hóa

Trong sự tuyệt vọng, phẫn uất đến tột cùng, Chí Phèo đã tìm đến rượu nhưng càng uống lại càng tỉnh, càng tỉnh lại càng nhận thức đau đớn nhất về bi kịch của mình. Cuối cùng Chí Phèo đã xách dao đến nhà Bá Kiến để giết chết hắn và cuối cùng tự sát.

Qua việc xây dựng và khắc họa bi kịch của Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã thể hiện niềm tin mãnh liệt bào giá trị, bản chất lương thiện của những người nông dân nghèo, đồng cảm với số phận bất hạnh và cuộc sống bất công nhiều đau khổ của họ. Từ đó nhà văn  tố cáo mạnh mẽ xã hội phong kiến bạo tàn đã chà đạp, hủy hoại nhân phẩm, tước đoạt quyền sống của con người, đẩy họ đến con đường cùng không có lối ra.

Thông qua hiện tượng Chí Phèo cùng bi kịch tha hóa, nhà văn Nam Cao không chỉ thể hiện cuộc sống đau khổ của con người mà còn lên tiếng đòi quyền sống, thay con người nói lên khát vọng được sống, khát vọng lương thiện ngỡ như vô cùng bình thường nhưng lại trở lên xa xỉ đối với những người nông dân thấp cổ bé họng ấy.

Chí Phèo là hình ảnh chân thực của người nông dân trước cách mạng tháng tám, họ vẫy vùng trong cái khổ vì đói nghèo và còn vì bi kịch bị tha hóa. Qua đó nhà văn tố cáo sự nhẫn tâm, bất công của xã hội thực dân nửa phong kiến. Câu chuyện của Chí Phèo là dẫn chứng tiêu biểu nhất cho lời khẳng định “ Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với các bạn một vấn đề nhân sinh”.

Bài viết liên quan