Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của nhà thơ Nguyễn Khuyến


Bạn đến chơi nhà là bài thơ thể hiện tình cảm bạn bè chân thành, giản dị của tác giả Nguyễn Khuyến sau khi về ở ẩn. Vận dụng những hiểu biết về tác phẩm, em hãy trình bày cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến.

I. Dàn ý chi tiết cho đề Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

  • Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nổi tiếng.
  • Bài thơ  Bạn đến chơi nhà thể hiện tình bạn chân thành, có sự sẻ chia và đồng cảm sâu sắc.

2. Thân bài

  • Câu thơ đầu: lời chào hỏi giản dị, thể hiện niềm vui khi bạn đến thăm nhà của tác giả.
  • Sáu câu thơ tiếp theo: Hoàn cảnh đón khách đặc biệt:

+ Không có gì để tiếp đãi bạn.

+ Nhà thơ thi vị hóa cái nghèo để cho thấy dù nghèo về vật chất nhưng tác giả luôn vui tươi, lạc quan.

+ Một cuộc sống bình dị, thanh cao.

+ Một nhân cách cao cả, cáo quan lui về ở ẩn để sống một cuộc đời bình dị.

  • Câu kết: Thể hiện tư tưởng của bài thơ: Tình bạn vượt lên trên mọi vật chất tầm thường, cái nghèo chẳng thể làm mất đi tình bạn gắn bó, thủy chung.

3. Kết bài

–  Ý nghĩa của bài thơ

  • Nghệ thuật: Ngôn ngữ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc
  • Nội dung: Tình bạn gắn bó, khăng khít, có sự cảm thông, sẻ chia và đồng cảm.
>> Xem thêm:  Soạn bài chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

II. Bài tham khảo cho đề cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà

   Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nổi tiếng với những tác phẩm thơ Nôm xuất sắc đóng góp cho kho tàng văn học Việt Nam. Thơ ông chẳng có nhiều bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước tình cảnh đất nước đau thương, thói đời bạc bẽo. Ấy thế mà “Bạn đến chơi nhà” lại là nốt nhạc vui bất chợt trong bản nhạc buồn của cụ Tam Nguyên. Bài thơ thể hiện một tình bạn chân thành, có sự cảm thông, đồng cảm và sẻ chia sâu sắc giữa hai người bạn tri kỉ.

   Nguyễn Trãi viết bài thơ này là lúc ông đã cáo quan về ở ẩn. Có lẽ vì thế mà ông rất vui mừng, hồ hởi khi người bạn đến thăm:

                      “Đã bấy lâu nay bác tới nhà”

Câu thơ mở đầu thật tự nhiên như lời chào hỏi chân thành. Chắc hẳn lâu rồi người bạn của nhà thơ mới đến thăm và nhà thơ thì mong mỏi lắm. Cách xưng hô “bác” của Nguyễn Khuyến là một cách xưng hô thân mật, bình dị. Có thể thấy được đây không phải là người bạn bình thường mà là một tri âm tri kỉ. Chỉ với một câu thơ đầu tiên ta đã cảm nhận được một tình bạn thật thân thiết và thủy chung.

cam nghi ve bai tho ban den choi nha cua nha tho nguyen khuyen - Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của nhà thơ Nguyễn Khuyến
Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Thông thường sau khi chào hỏi thì sẽ là sự đón tiếp chu đáo, tận tình của chủ nhà với bữa cơm thân mật. Nhưng không, ở đây lại là một tình huống thật trớ trêu. Nguyễn Khuyến đã trình bày hoàn cảnh khó khăn của gia đình:

>> Xem thêm:  Bài văn tả phiên chợ quê em lớp 5

                   “ Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa

                     Ao sâu nước cả, khôn chài cá

                    Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

                    Cải chửa ra cây, cà mới nụ

                    Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

                    Đầu trầu tiếp khách, trầu không có”

Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi của mình. Có tất cả mà hóa ra lại chẳn có gì. Nhà thơ muốn tiếp bạn thật chu đáo nhưng hoàn cảnh không cho phép: trẻ con nhà thì đi vắng, muốn đi chợ thì chợ lại xa, có cá nhưng ao sâu không bắt được, có gà nhưng vườn thì rộng, rào thưa, cải thì chưa lớn, cà thì mới đang có nụ, mướp thì mới ra hoa, bầu thì lại non quá, đến miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có nốt. Giọng thơ hóm hỉnh, một cách nói rất sang, rất khéo léo về cái nghèo của nhà thơ. Qua đây ta cũng thấy bức tranh làng quê thật giản dị, gần gũi, sống động và vui tươi. Một cuộc sống giản dị, bình yên của một nhân cách thanh cao, trong sạch. Không chấp nhận chốn quan trường đầy thị phi, Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn và sống một cuộc đời bình dị. Dù cuộc sống có nghèo khó nhưng tác giả luôn lạc quan, yêu đời, sống ung dung, tự do tự tại. Nhà thơ thậm chí còn thi vị hóa cái nghèo bằng một giọng thơ đầy hóm hỉnh.

>> Xem thêm:  Truyện Kiều (tiếp theo - Nỗi thương mình)

   Câu thơ kết bài thể hiện giá trị tư tưởng của bài thơ. Tất cả những gì ở sáu câu thơ trước đó không có nhằm khẳng định cái có của câu thơ thứ tám này:

“Bác đến chơi đây, ta với ta”

Chữ “bác” lại một lần nữa xuất hiện cho thấy tình bạn thật thiêng liêng và cao cả. Vật chất thì không có gì nhưng tình người thì luôn chứa chan và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” thể hiện sự gắn bó khăng khít, kẻ tri âm đến với người tri kỉ, biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, lan tỏa trong không gian và thời gian. Đó là một tình bạn đẹp, chân thành, gắn bó, có sự đồng cảm, sẻ chia giữa những  người bạn. Tình bạn ấy vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường để tỏa sáng lung linh giữa cuộc đời.

  Với ngôn ngữ thơ bình dị, những hình ảnh thơ mộc mạc và gần gũi bài thơ thể hiện một tình bạn khăng khít, keo sơn, vượt lên trên mọi lễ nghi tầm thường. Cái nghèo về vật chất không làm phai mờ đi những tình cảm ấm áp, chân thành và thủy chung.

Bài viết liên quan