Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu lớp 7


Đề bài: Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu.

Bài làm

“Trung thu trăng sáng như gương,

Bác Hồ ngắm cảnh, nhớ thương nhi đồng

Sau đây Bác viết mấy dòng,

Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương.”

(Thư Trung thu gửi các cháu thiếu nhi năm 1951 – Hồ Chí Minh).

Đọc lại bài thơ cũ thuở mẫu giáo đã từng rất thích, tôi chợt nhớ về những đêm Trung thu năm xưa, khi trong lòng vẫn luôn tin rằng ngày Trung thu là ngày tuyệt vời nhất.

Năm nào cũng có Trung thu nhưng cảm giac háo hức mong chờ nó trong tôi chưa bao giờ thôi cả. Trung thu của cả nước nhưng tôi luôn tin rằng nó là ngày của riêng trẻ em chúng tôi vậy. Trong văn hóa người Việt, Trung thu là Tết đoàn viên, gia đình sum họp, quây quần bên nhau, được ăn uống linh đình, được ba mẹ chiều chuộng mua đồ chơi, được chơi những trò chơi thật thú vị và trải nghiệm phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Với học sinh chúng tôi, Trung thu như một bữa tiệc thịnh soạn của tiếng cười, sắc màu và niềm vui. Nó khiến không gian như nhuộm màu cổ tích, xoa dịu những bức bối và chắp cánh cho tâm hồn trẻ thơ biết mơ mộng.

cam nghi ve dem trang trung thu lop 7 - Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu lớp 7

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu

Tâm điểm của Trung thu chính là đêm Rằm Trung thu; hoạt động chính yếu của đêm trung thu là múa hát, ngắm trăng, rước đèn và phá cỗ. Tôi vẫn nhớ mãi về đêm Trung thu năm tôi lên lớp 6, bố mẹ đặc biệt cho về quê đón Trung thu cùng ông bà nội. Tôi thích lắm.

>> Xem thêm:  Đề số 20: Em có suy nghĩ gì về vấn đề bảo vệ môi trường ngày nay– Văn mẫu lớp 7

Từ tối, sân đình đã rập rình tiếng nhạc thu hút bọn trẻ con quanh xóm kéo nhau về sân đình. Tay đứa nào cũng hoặc là cầm đèn lồng hoặc là cầm đèn ông sao, đèn mặt trăng, đèn cá chép… Có đứa còn cầm theo mặt nạ chú Tễu, ông Địa hay chiếc trống quân. Vừa đi, chúng vừa goc trống kêu loong coong rất vui tai. Tôi cũng cầm theo chiếc đèn ông sao cỡ lớn đem theo. Đó là một chiếc đèn đặc biệt do ông nội làm cho tôi mấy hôm trước từ tre nứa. Ông nội còn gắn sẵn một cái đèn lef nhỏ đổi màu xanh vàng nối với một hộp có nắp sẵn pin, tôi chỉ cần rút thanh chắn ngăn giữa đầu quả pin với mảnh sắt đẫn điện là đèn sẽ tự động sáng. Ông tôi giỏi quá, làm được cả điều này.

Trời tối, trẻ  con đã chật kín sân, ông ào vô cùng. Người lớn, thanh niên cũng không ít. Các anh chị đoàn viên tập hợp chúng tôi tại sân và tổ chức múa hát, vui chơi. Những trò rống rắn lên mây hay múa lân rất thú vị. Tôi đã chơi rất vui. Sau đó, các anh chị kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện chú Cuội và chị Hằng Nga, chúng tôi lắng tai nghe, nhịp thở chậm theo lời kể đầy truyền cảm. Tôi nhìn lên ánh trăng, à đó là chú Cuội bên cạnh cây đa đúng không nhỉ? Thần kì quá, làm sao mà được lên đấy nhỉ, chắc chú Cuội thích lắm? Kết thúc câu chuyện, chúng tôi được dẫn đi rước đèn quanh sân đình. Hàng dài nối đuôi các loại đèn đủ màu sắc thật lung linh, thích mắt. Chiếc đèn của tôi nổi bật nhất trong đám đấy.

>> Xem thêm:  Phân tích đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn khuyến

Đêm Trung thu kết thúc bằng màn phá cỗ linh đình. Chúng tôi đổ ào vào mâm cỗ nào chuối, mận, táo, bưởi, quýt, dưa hấu…. nào là bánh nướng, bánh dẻo, bánh dày… Các anh chị đã mất cả ngày tạo nên một mâm cỗ đẹp mắt và loáng một cái những cái miệng háu ăn của trẻ nhỏ càn quét ào ào và sạch sành sanh mâm cỗ Trung thu. Thích quá, vui quá!

Sau đó, chúng tôi ai nấy lại ra về trong niềm tiếc nuối. Bữa tiệc đã kết thúc. Tôi trở về bên ông bà nội. Ông bà nội đang đứng ở cổng ngóng tôi về. Thấy họ, tôi chạy tới nắm lấy tay ông bà và cùng trở vào nhà. Ông bà tựa như Bà Tiên ông Bụt trong truyện cổ tích bao bọc và yêu thương tôi vô hạn. Đó là một đêm Trung thu tôi không bao giờ quên.

Trung thu đôi lúc có sức hút với bọn trẻ như tôi còn hơn cả ngày Tết thiếu nhi 1-6. Một mùa Trung thu mới lại sắp tới hứa hẹn sẽ có những kỉ niệm thật đẹp. Tôi bỗng yêu đất nước và con người Việt Nam tha thiết.

Hoài Lê

Bài viết liên quan