Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải


Đề bài: Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải để thấy được bức tranh thiên nhiên sinh động, tràn đầy nhựa sống cùng tình yêu tha thiết của người thi nhân.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

 Giới thiệu nhà thơ Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ: Mùa xuân cũng là chủ đề bất tận của thơ ca Việt Nam, nó trở thành một món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người nói chung và người nghệ sĩ nói riêng. Mùa xuân đã đi vào lăng kính tâm hồn nhà thơ Thanh Hải như thế, bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã cho chúng ta cảm nhận một mùa xuân nho nhỏ mà thân thương, gần gũi

2. Thân bài

-Mùa xuân của thiên nhiên đất trời:

+ Từ “Ơi” đã biểu lộ niềm vui ngây ngất của tác giả trước đất trời mùa xuân, giọng điệu thân thương của người Huế “hót chi” diễn tả cảm xúc thiết tha, gắn bó giữa con người và tạo vật.

+ Đưa tay hứng là hành động thể hiện sự đón nhận trân trọng và xúc động của tác giả với tấm lòng yêu thiên nhiên.

-Mùa xuân của đất nước:

+ Người cầm súng và người ra động đại diện cho hai lực lượng chính tham gia xây dựng đất nước.

+ Mùa xuân ấy gắn liền với ý thức trách nhiệm bảo vệ và xây dựng dân tộc

-Ước nguyện chân thành của nhà thơ: Muốn làm “con chim hót” mang niềm vui, tiếng hót cho mọi người, làm “một cành hoa” tô thắm cho núi sông, làm “một nốt trầm” trong bản hòa ca động viên khích lệ

>> Xem thêm:  Em hãy tả một người thân đang làm việc

-Tinh thần cống hiến và lí tưởng sống cao đẹp: Sống hết mình, lao động và cống hiến hết mình thì mùa xuân chẳng còn có tuổi, “nho nhỏ” và “lặng lẽ” là cách nói khiêm tốn, chân thành thể hiện một lẽ sống đẹp, cao cả

3. Kết bài

 Ý nghĩa bài thơ: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp, đó cũng chính là một tiếng hát tha thiết, sâu lắng về khát vọng cống hiến cho đất nước của nhà thơ

II. Bài tham khảo

Mùa xuân cũng là chủ đề bất tận của thơ ca Việt Nam, nó trở thành một món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người nói chung và người nghệ sĩ nói riêng. Mùa xuân đã đi vào lăng kính tâm hồn nhà thơ Thanh Hải như thế, bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã cho chúng ta cảm nhận một mùa xuân nho nhỏ mà thân thương, gần gũi.

Mở đầu bài thơ là bức tranh mùa xuân mang đầy màu sắc và âm thanh quen thuộc của đồng quê, những hình ảnh bình dị, mộc mạc và gần gũi đã thể hiện cảm xúc mùa xuân của tác giả thật ngỡ ngàng:

“Mọc giữa dòng sông xanh…

Tôi đưa tay tôi hứng”

phan tich bai tho mua xuan nho nho cua thanh hai - Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Màu tím của bông hoa dân giã in bóng trên mặt nước của dòng sông xanh, tiếng chim chiền chiện trong trẻo, cao vút như đem lại niềm vui và cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Từ “Ơi” đã biểu lộ niềm vui ngây ngất của tác giả trước đất trời mùa xuân, giọng điệu thân thương của người Huế “hót chi” diễn tả cảm xúc thiết tha, gắn bó giữa con người và tạo vật. Đưa tay hứng là hành động thể hiện sự đón nhận trân trọng và xúc động của tác giả với tấm lòng yêu thiên nhiên.

>> Xem thêm:  Kể lại một kỉ niệm thời thơ ấu mà em ấn tượng nhất

“Mùa xuân người cầm súng…

Lộc trải dài nương mạ”

Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời dẫn đến mùa xuân của đất nước, “lộc” ở đây chính là sức mạnh dân tộc, trải dài ra cho một mùa màng mới bội thu. Người cầm súng và người ra động đại diện cho hai lực lượng chính tham gia xây dựng đất nước. Cho thấy mùa xuân ấy gắn liền với ý thức trách nhiệm bảo vệ và xây dựng dân tộc.

“Đất nước bốn ngàn năm…

Cứ đi lên phía trước”

Thật tự hào khi nghĩ về đất nước với bề dày lịch sử hơn bốn ngàn năm với biết bao chiến công chống giặc ngoại xâm lừng lẫy, ông cha ta bao đời nay, bao mùa xuân đã phải vất vả, gian lao để dựng nước và giữ nước. Đến ngày nay, đất nước vẫn như vì sao sáng vượt lên phía trước, thể hiện một chân lí đơn giản mà thiêng liêng.

“Ta làm con chim hót…

Một nốt trầm xao xuyến”

Rung cảm thiết tha trước mùa xuân của đất nước, nhà thơ đã bộc bạch những ước nguyện chân thành của mình. Muốn làm “con chim hót” mang niềm vui, tiếng hót cho mọi người, làm “một cành hoa” tô thắm cho núi sông, làm “một nốt trầm” trong bản hòa ca động viên khích lệ.

“Một mùa xuân nho nhỏ…

Dù là khi tóc bạc”

Sống hết mình, lao động và cống hiến hết mình thì mùa xuân chẳng còn có tuổi, “nho nhỏ” và “lặng lẽ” là cách nói khiêm tốn, chân thành thể hiện một lẽ sống đẹp, cao cả.

>> Xem thêm:  Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt

“Mùa xuân – ta xin hát…

Nhịp phách tiền đất Huế”

Tiếng hát đầy thân thương ở khổ cuối bài thơ chính là giai điệu nổi tiếng của xứ Huế tự bao đời, câu hát truyền thống đi cùng trái tim con người đén giây phít cuối cùng vẫn còn mãnh liệt.

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp, đó cũng chính là một tiếng hát tha thiết, sâu lắng về khát vọng cống hiến cho đất nước của nhà thơ.

Bài viết liên quan