Cảm nghĩ về người phụ nữ trong thơ trung đại mà e đã học


Đề bài: Anh chị hãy nêu cảm nghĩ về người phụ nữ trong thơ trung đại mà em đã học

Người phụ nữ Việt Nam từ xa xưa đã phải chịu nhiều thiệt thòi về cả vật chất lẫn tinh thần từ những giá trị truyền thống.Hình ảnh người phụ nữ được hiện lên trong thơ và đặc biệt là trong thơ trung đại là những người cần cù chịu thương chịu khó,có tấm lòng cao thượng nhưng lại chịu những bất công không đáng có. Người phụ nữ với những phẩm hạnh cao quý như vậy đáng lẽ ra phải được hưởng một cuộc sống hạnh phúc.

Trong thơ trung đại người phụ nữ được nghệ sĩ xây dựng hình tượng bằng những hình ảnh chân thực,thể hiện sự thiệt thòi,nỗi bất hạnh và nỗi niềm mong muốn của họ. Trong bài thơ “ bánh trôi nước”của Hồ Xuân Hương,người phụ nữ hiện lên với những phẩm chất cao quý.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Lúc bấy giờ người phụ nữ trong thời đại cũ vẫn chưa được coi trọng,không có tiếng nói trong xã hội,số phận của mỗi người phụ nữ đều phụ thuộc vào người đàn ông,người chồng mặc dù những người phụ nữ đó đều là những người có phẩm chất đáng quý. Họ không chỉ đẹp về vẻ bề ngoài mà còn đẹp trong tâm hồn,thanh cao.Dẫu cho số phận có khổ bao nhiêu đi nữa thì họ vẫn một lòng son sắt “ giữ tấm lòng son” trung tình trước sau như một. Nhưng số phận đưa đẩy họ không được sống một cuộc sống hạnh phúc mà ngươc lại những người phụ nữ như họ luôn phải phụ thuộc vào xã hội,vào cha,vào chồng,vào con. Ngay cả bản thân họ cũng không được tự quyết định tình yêu của mình mà phải chôn vùi tình cảm của chính mình.Họ cũng không thể đấu tranh cho hạnh phúc của bản thân.Hình ảnh “ bảy nổi ba chìm với nước non” khiến cho chúng ta liên tưởng đến những con cò ngày ngày lặn lội bờ sông đi kiếm ăn vất vả giống như những người phụ nữ trong thơ cổ đại vậy,luôn phải chịu những bất công và khổ đau.

>> Xem thêm:  Em hãy viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của mình về bài ca dao sau: “Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài bể Đông, Núi cao bể rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Đâu chỉ có trong bài “ bánh trôi nước” mới thể hiện được nỗi khổ và sự bất hạnh của người phụ nữ mà trong thực tế những cuộc chiến tranh phi nghĩa cũng là nguyên nhân làm cho người phụ nữ phải chịu những nỗi đau không có được hạnh phúc,cảnh mẹ mất con,vợ mất chồng,con mất cha.

Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn

Đoái trông theo đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc,trải ngàn núi xanh

Trong đoạn thơ này cho ta thấy rõ người chồng đi chinh chiến bỏ lại vợ bơ vơ cô đơn giữa căn buồng cũ,và ngày ngày mong ngóng chồng trở về,ở họ luôn giữ vẻ son sắt thủy chung.Hay những tâm sự buồn bã của người phụ nữ khi trông ngóng đợi chồng mà chẳng thấy đâu chỏ thấy những ngàn dâu trải dài,lòng thiếp buồn chàng có thấu:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những ngàn dâu

Ngàn dâu xanh mát một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai

Đoạn thơ là những dòng tâm tư của người phụ nữ có chồng đi chiến trận được miêu tả một cách tỉ mỉ.Mấy ai thấu hiểu được nỗi buồn,nỗi cô đơn của người phụ nữ ấy.Chiến tranh phi nghĩa đã vô tình cướp đi những hạnh phúc của người phụ nữ.Người phụ nữ chỉ biết ngày ngày ngóng trông hình bóng của chồng đi chiến trận với hàng loạt các từ ngữ “cùng trông lại”; “đoái trông theo”.Những hình ảnh ấy làm cho người đọc cũng cảm thông với số phận đau khổ của người phụ nữ để hạnh phúc và tuổi xuân trôi đi qua trong tủi hờn va buồn bã.

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ về mùa thu của em

Chỉ với hai tác phẩm trên chúng ta cũng phần nào hiểu được nỗi khổ và bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.Đó là những nỗi đau mà họ phải chịu đựng do những tàn dư của xã hội,do chiến tranh phi nghĩa.Có những người không được quyết định bản thân mình mà phải nghe theo tam tòng tứ đức,có những người được hưởng tình yêu đôi lứa thì lại phải chịu cảnh lìa xa do chiến tranh gây nên.

Bài viết liên quan