Cảm nghĩ về ông của em


Đề bài: Cảm nghĩ về ông nội của em.

Bài làm

“Ông bị đau chân

Nó sưng nó tấy

Đi phải chống gậy

Khập khiễng khập khà

Bước lên thềm nhà

Nhấc chân quá khó”

Đó là người ông mà nhà thơ Tú Mỡ đã kể trong bài thơ “Thương ông”. Em rất thích bài thơ này bởi vì người ông trong bài thơ rất giống ông nội thân yêu của em.

Ông nội em năm nay đã ngót 70 nhưng dáng hình chẳng khác nào các cụ lão niên trong làng. Cơ thể ông nội không còn tráng kiện như thuở còn trẻ nữa mà trở nên nhăn nheo, lụ khụ bởi cái lưng còng và cơ thể teo dần lại chỉ còn thấy bắt tay, bắp chân – dấu tích của con người cả đời lao động chân tay cực nhọc. Cái lưng còng khiến ông nội đi đâu phải chống gậy cho vững. Bước chân chậm chạp, nhọc nhằn của ông đã in sâu vào tâm trí của em suốt nhiều năm nay. Mái tóc ông nội gần như bạc trắng cả. Đến cả bộ râu hay đôi lông mày cũng bạc quá nửa. Làn da sạm màu, nhăn nheo lại. Những nếp nhăn trên cơ thể đã trở thành nếp da chảy xệ. Nhưng bù lại, ông nội có đôi mắt còn rất tinh anh, linh hoạt. Khi cười, ông nội rất đáng yêu bởi hàm răng đã rụng mất vài hai chiếc lại còn có màu đen nhánh bởi ông hay ăn trầu.

>> Xem thêm:  Nghị Luận lòng biết ơn

Ông nội em tuy gầy yếu nhưng bù lại còn rất minh mẫn và tinh tường. Hằng ngày ông nội vẫn xem tin tức, thậm chí khi được biếu một cuốn báo hay tạp chí hay ông nội lại đem ra sân ngồi đọc. Có lần, em còn thấy ông nội ngồi may lại vạt áo sứt chỉ. Thế mà ông cái Lan hàng xóm mới chỉ ngoài 60 mắt đã mờ đục cả rồi.

cam nghi ve ong cua em - Cảm nghĩ về ông của em

Cảm nghĩ về ông của em

Ông nội rất yêu đời. Những buổi chiều bình lặng, ông nội hay mắc võng ngồi phía sau nhà nhìn ra cánh đông lúa xanh rồi xoay xoay núm chiếc đài cũ nghe chương trình ca nhạc, nhạc thiếu nhi, nhạc trẻ, nhạc vàng, nhạc đỏ… ông đều thích nghe cả. Đặc biệt, ông nội rất thích nghe chương trình “Bạn hãy nói với chúng tôi” của VOV1 do chú Phạm Trung Tuyến dẫn chương trình. Những lúc không phải đến trường, em thường ngồi võng nghe đài cùng ông nội. Những câu chuyện ông nghe được sẽ kể lại cho em nghe và nhắc nhở em nên làm thế này, nên làm thế kia… Lời dặn của ông nội đúc kết kinh nghiệm sống cả cuộc đời và nay ông nội cứ thủ thỉ truyền tụng lại cho em.

Em thương ông nội lắm. Cuộc đời nông dân lao động vất vả biết bao nhiêu nhưng đến cuối đời ông lại bị “hành” bởi những cơn đau xương khớp. Những ngày trái gió trở trời, hay ngày thời tiết cực đoan quá nóng hoặc quá lạnh, cơn đau lại xuất hiện làm ông nội càng khó khăn hơn trong việc đi lại. Em thường giúp ông xoa dầu gió, đỡ ông đi lại, nắn bóp chân tay. Em biết ông đau lắm, nhưng ông không bao giờ kêu than cả. Ông thường bảo ông chỉ cần uống một viên thuốc rồi em giúp ông xoa dầu lên chân là tự nhiên hết đau ngay. Nhưng em vẫn lo lắng lắm. Những ngày như vậy, cứ đi học về là em chỉ quanh quẩn bên ông. Em lúc nào cũng mong thời tiết thật tốt để bệnh đau chân của ông không bị tái phát.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguvễn Dữ và nói lên cảm nghĩ của em.

Ông em luôn được mọi người yêu quý. Biết bệnh của ông, rất nhiều bạn bè, con cháu khắp nơi đều đặn gửi các loại thuốc tây, thuốc nam… về cho ông. Ba mẹ cũng dặn dò em rất nhiều phải ở cạnh chăm sóc tốt cho ông. Cứ ngày lễ tết mọi người lại kéo về thăm hỏi sức khỏe của ông. Ông vui mừng ra mặt. Được con cháu hiếu kính có bậc cha chú nào lại không thích. Hàng xóm láng giềng thấy ông đi đâu lại hỏi thăm sức khỏe. Nhìn thấy ông chậm chậm chống gậy bước qua ngõ mà ai cũng hớn hở ra chào hỏi lễ phép. Dường như ông có khả năng truyền cảm hứng sống bởi em thấy ai gặp ông cũng vui mừng rạng rỡ hẳn lên. Em tự hào về ông lắm.

Em yêu quý ông của em lắm. Ông là người quan trọng nhất trong cuộc đời của em. Em ước sao ông sống thật lâu, thật khỏe mạnh bên em.

Hoài Lê

Bài viết liên quan