Cảm nhận bài thơ Xa ngắm thác núi Lư


Cảm nhận bài thơ Xa ngắm thác núi Lư

1. Lý Bạch ( 701-762) là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất đời Đường, cũng như trong lịch sử thơ ca Trung Quốc. Lý Bạch được mệnh danh là Thi Tiên ( tiên thơ). Lý Bạch viết nhiều bài thơ rất hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn. Thơ ông biểu hiện một tâm hồn tự do phóng khoáng, hình ảnh trong thơ ông thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên, điêu luyện.

2. Vọng Lư sơn bộc  bố là một trong những bài thơ thiên nhiên tiêu biểu của Lý Bạch. Bài thơ được làm theo thể tuyệt cú cổ thể, câu đầu tả mây khói trên đỉnh Lư Sơn, tạo phông nền hùng vĩ cho cảnh thác được miêu tả trong ba câu sau. Mỗi câu thể hiện một vẻ riêng, vừa mĩ lệ vừa hùng vĩ của thác núi Lư, trong cái nhìn từ xa của nhà thơ.

– Câu đầu Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên, dịch nghĩa là: Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tía. Ngọn núi ấy luôn có sương khói mù mịt nên mới có tên là Hương Lô, nghĩa là lò hương, nhưng dưới cái nhìn của Lý Bạch thì sương khói ấy sinh ra khi có ánh mặt trời chiếu vào, và tạo nên làn khói tía. Quả là một sự quan sát tinh tế, chính xác của nhà thơ. Bởi vì làn hơi nước bốc lên, khi có ánh sáng chiếu vào, ánh sáng bị khúc xạ, tạo thành màu tím. Hình ảnh ở câu thơ đầu không chỉ có vẻ đẹp tươi sáng, rực rỡ mà còn tạo cảm giác về chiều cao, về sự cao rộng của không gian: ngọn núi nối liền với bầu trời bằng đám mây khói màu tía rực rỡ. Cảnh quan này chỉ có thể được nhìn thấy từ một khoảng cách xa, và vị trí quan sát từ dưới thấp nhìn lên, bởi thế mà cảnh ngọn núi Hương Lô càng thêm hùng vĩ. Thực ra, núi Hương Lô và thác Lư Sơn không ở liền nhau, nhưng vị trí quan sát của nhà thơ là từ xa nên núi Hương Lô như liền phía sau ngọn tháp, tạo cái phông nền cao rộng cho cảnh thác Lư Sơn.

>> Xem thêm:  Hãy cho biết cảm nghĩ của em về những gì khiến em xúc động hơn cả trong mấy bài ca dao về thân phận người lao động nghèo khổ đã học

Câu hai Dao khan bộ bố quải tiền xuyên ( Xa nhìn dong thác treo trên dòng sông phía trước). Câu này trực tiếp miêu tả ngọn thác, cũng từ một điểm nhìn ở xa. Điều đáng chú ý trong cách miêu tả ở câu này là: Vì được ngắm từ xa, nên trong mắt nhà thơ, ngọn thác vốn tuôn trào đổ ầm ầm xuống núi đã biến thành một dải lụa lớn treo bất động giữa khoảng vách núi và dòng sông. Nếu câu thơ thứ nhất hướng cái nhìn lên cao, thấy ngọn núi và bầu trời, thì ở câu thơ thứ hai nhà thơ lại hướng cái nhìn xuống phía dưới, giống như một ống kính máy quay, lia từ đỉnh thác xuống chân thác và mở ra cả dòng sông phía dưới ngọn thác.

– Câu ba Phi lưu trực há tam thiên xích ( Thác chảy như bay đổ thẳng xuống từ ba nghìn thước). Nếu câu thứ hai, thác nước hiện ra trong vẻ đẹp tĩnh tại, thì đến câu thứ ba lại chuyển sang động. Phi lưu là dòng thác chảy như bay, lại đổ thẳng xuống ( trực há) từ độ cao ba ngàn thước trên vách núi, chỉ bảy chữ trong một câu thơ mà làm hiện lên được một cảnh tượng thật hùng vĩ đầy sức mạnh, sôi động của ngọn thác Lư Sơn. Tuy không có từ nào tả âm thanh, bởi vị trí quan sát của tác giả là từ xa, nhưng người đọc vẫn có thể hình dung. Sự sôi sục, mãnh liệt của dòng nước xiết đổ xuống từ ngọn thác cao mấy nghìn thước.

>> Xem thêm:  Cảm nhận về những câu hát châm biếm trong sách giáo khoa Ngữ văn 7

– Câu thứ tư Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên ( Ngỡ là sông Ngân rơi tự chín tầng mây). Câu thơ cuối không miêu tả trực tiếp ngọn thác, nhưng lại mở ra một vẻ đẹp huyền ảo về nó qua sự cảm nhận của nhà thơ. Ngọn thác không phải được “ ví như” mà là “ ngỡ như” dòng sông Ngân rơi xuống từ chín tầng mây. Ở đây tác giả không dùng từ so sánh mà biểu hiện trực tiếp cảm giác của mình “ nghi thị”, nghĩa là không hẳn thực nhưng lại ngỡ như thực. Bằng sự cảm nhận ấy ngọn thác Lư Sơn trở nên huyền ảo, lung linh vừa như có thực trên mặt đất, lại vừa như rơi xuống chín tầng trời.

Bài thơ dường như chỉ miêu tả bức tranh thiên nhiên nhưng người đọc vẫn có thể hình dung ra con người – ở đây là tác giả, chủ thể của sự quan sát. Chủ thể ấy có lúc bộc lộ trong từ dao khan ( xa nhìn), và ở chữ vọng trong nhan đề bài thơ, cho thấy vị trí ngắm nhìn từ xa và tâm thế say sưa, của người quan sát. Ở câu cuối chủ thể bộc lộ rõ hơn cảm xúc, thái độ qua sự cảm nhận ngọn thác. Ở câu cuối chủ thể bộc lộ rõ hơn cảm xúc, thái độ qua sự cảm nhận ngọn thác như dòng sông Ngân rơi xuống từ trời cao.

>> Xem thêm:  Viết đoạn văn miêu tả khung cảnh thiên nhiên được gợi ra từ bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” (“Thiên Trường vãn vọng” - Trần Nhân Tông)

3. Đặc sắc về nghệ thuật

– Bố cục hết sức chặt chẽ, có lớp lang hợp lí, thể hiện qua mối quan hệ giữa tên nhan đề và cả bài thơ, ở mối quan hệ giữa câu thứ nhất và ba câu tiếp theo, giữa các câu trong ba câu ấy

– Kết hợp giữa bút pháp khoa trương phóng đại với bút pháp tả thực. Sự phóng đại dựa trên cơ sở cái thực. Nên bức tranh thiên nhiên vừa kì vĩ vừa sống động, vừa thực vừa lung linh huyền ảo.

Bài viết liên quan