Cảm nhận về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu


Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Bài làm

Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu là một bài thơ vô cùng đặc sắc viết về  tình cảm quân dân gắn bó trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp nhiều khó khăn, hy sinh, gian khổ. Chính trong giai đoạn vô cùng ác liệt của chiến tranh đó tinh thần đoàn kết toàn dân đã khiến cho dân tộc Việt Nam chúng ta đánh thắng nhiều trận đánh vẻ vang oanh liệt, để giành thắng lợi cuối cùng.

Nhà thơ Tố Hữu là một nhà thơ nhưng đồng thời ông cũng là một nhà chính trị cách mạng, một người tri thức có lòng yêu nước sâu sắc. Ông đã sớm đứng trong hàng ngũ của cách mạng, hướng trái tim của mình vào cuộc sống của những người nông dân lao động cần lao nên ông là một người đi đầu trong việc sáng tác thơ ca cách mạng nhằm cổ vũ cho tinh thần yêu nước hay tinh thần quân dân gắn bó.

Mở đầu bài thơ chính là hình lưu luyến trong buổi tiễn đưa những người chiến sĩ cách mạng sau 15 năm gắn bó nay phải trở về với quê hương, về với thủ đô Hà Nội yêu dấu để nhận nhiệm vụ mới. Một buổi chia ly vô cùng rưng rưng xúc động khiến cho người đọc như cảm nhận được không khí bịn rịn lúc chia tay.

Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

cam nhan bai tho viet bac - Cảm nhận về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữucảm nhận về bài thơ Việt Bắc 

Trong những câu thơ đầu tiên tác giả Tố Hữu đã gợi mở cho người đọc một hình ảnh ẩn dụ vô cùng độc đáo đó chính là hình ảnh "áo chàm" thể hiện cho những người đồng bào dân tộc những người con vùng núi Tây Bắc trong một khung cảnh vô cùng tha thiết, thể hiện sự lưu luyến không nỡ rời xa của những người ra đi và người ở lại. 
Tác giả Tố Hữu đã sử dụng cách viết gần gũi giản dị với lối xưng hô giữa mình và ta thể hiện tình cảm thân thiết như những người thân trong cùng một gia đình. Chính cách xưng hô này làm cho những câu thơ trở nên dễ thuộc, dễ nhớ và có vần có điệu đi vào lòng người đọc một cách nhẹ nhàng sâu lắng nhất.
   

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh – Văn mẫu lớp 12 đặc sắc nhất

Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.

Trong những câu thơ tiếp theo của bài thơ "Việt Bắc" gợi lên cho người đọc những cảm nhận vô cùng dạt dào chứa nhiều cảm xúc bâng khuâng trước khi chia tay vùng đất thân yêu này, nơi gắn bó với những chiến sĩ cách mạng trong suốt nhiều năm qua nơi chứa nhiều kỉ niệm vào sinh ra tử của những các chiến sĩ bộ đội cụ Hồ với những người dân nơi đây.

  Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu,
Thương nhau chia củ sắn lùi,
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Trong những câu thơ này của bài thơ "Việt Bắc" thể hiện một nỗi nhớ da diết cảm xúc dâng trào mạnh mẽ trong lòng của tác giả Tố Hữu khi phải rời xa quê hương thứ hai của mình. Điệp từ "nhớ" được nhắc đi nhắc lại nhiều lần làm cho người đọc cảm thấy vô cùng bâng khuâng xúc động, khiến cho những câu thơ tràn ngập tình nghĩa tình cảm yêu thương giữa quân và dân trong những năm tháng gian lao kháng chiến cùng nhau đối diện với kẻ thù nguy hiểm. Họ những con người có chung chí hướng cùng nhau chia ngọt sẻ bùi để rồi hôm nay khi thành công đã tới họ lại phải chia xa nhau để nhận nhiệm vụ mới. Những kỉ niệm gắn bó keo sơn chia nhau từng củ khoai củ sắn, làm sao có thể quên được những kỉ niệm đó.
  

Ta về mình có nhớ ta,
Ta về ta nhớ những hoa cùng người,
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi,
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng,
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình,
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

Trong đoạn thơ này của bài thơ "Việt Bắc" bức tranh thiên nhiên tứ bình hiện lên vô cùng sinh động với đủ bốn mùa Xuân – Hạ – Thu và Đông. Bức tranh tứ bình của Việt Bắc vô cùng cuốn hút người đọc, đồng thời thể hiện sự tinh tế trong quan sát cũng như sự tài tình trong việc sử dụng ngôn ngữ và biện pháp ẩn dụ của Tố Hữu. Trong bức tranh mùa Đông tác giả Tố Hữu sử dụng những bông hoa chuối rừng đỏ tươi, một hình ảnh quen thuộc của núi rừng Việt Bắc để làm nổi bật lên bức tranh ấm áp của mùa đông nơi rừng hoang nước lạnh.

>> Xem thêm:  Nghị luận về tình yêu quê hương đất nước lớp 9, lòng yêu nước của giới trẻ hiện nay

Trong mùa xuân hình ảnh những bông hoa mơ – một hình ảnh thiên nhiên đại diện cho mùa xuân Việt Bắc hiện lên vô cùng tinh tế tạo nên một bức tranh mùa xuân vô cùng xinh tươi trang nhã mà không kém phần say đắm lòng người. Trong mùa bức tranh mùa hè nhưng tiếng ve báo hiệu mùa hè tới tạo nên một bức tranh nhiều sôi động khiến cho người đọc cảm nhận được rằng mình nhưng đang đứng giữa núi đồi bao la của Việt Bắc được nghe tiếng ve kêu râm ran vui vẻ. Trong bức tranh mùa thu hình ảnh ánh trăng hòa bình là một hình ảnh vô cùng đẹp thể hiện một ước mơ mong muốn chính đáng của người dân nơi đây, dù sống trong hoàn cảnh nhiều khó khăn thử thách nhưng trong lòng họ vẫn luôn hướng tới một cuộc sống hòa bình sung túc, một cuộc sống bình yên. Đó là ước mơ giản dị giàu tính nhân văn.

 Đoạn thơ như một bài hành mang vẻ đẹp cổ điển. Thiên nhiên và con người Việt Bắc được điểm nhấn trong bức tranh tứ bình đẹp như gấm như thêu. Màu đỏ tươi của hoa chuối giữa rừng xanh mùa đông và con dao quắm của người đi nương, đi rẫy "nắng ánh" trên đèo cao. Hoa mơ mùa xuân "nở trắng rừng" và người thợ thủ công khéo léo đan nón "chuốt từng sợi giang". Rừng phách mùa hè "đổ vàng" trong tiếng ve và hình ảnh cô gái Việt Bắc "một mình" đi hái măng giữa rừng tre rừng trúc. Tiếng hát ân tình thủy chung của ai cất lên trong rừng thu dưới ánh trăng xanh hòa bình mát dịu. Tất cả đều trở thành nỗi nhớ của ta, của người cán bộ kháng chiến.

Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Trong đoạn thơ này của bài "Việt Bắc" tác giả Tố Hữu đã thể hiện những khó khăn gian khổ mà quân và dân của chúng ta đã phải trải qua trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp nhiều ác liệt. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì những người chiến sĩ cũng như những người đồng bào của chúng ta vẫn luôn dành cho nhau những tình cảm vô cùng gắn bó, thân thiết máu mủ ruột thịt.

>> Xem thêm:  Giới thiệu về đại thi hào Nguyễn Du – Tác giả của Truyện Kiều

Bài thơ "Việt Bắc" chính là một bài ca tình nghĩ nói lên những tình cảm khắc cốt ghi tâm của những người chiến sĩ cách mạng với những người dân đồng bào Tây Bắc. Đồng thời bài thơ thể hiện sự trung thành của những người dân đồng bào nơi đây với con đường cách mạng ba cụ Hồ Chí Minh đã lựa chọn, với những người dân đồng bào Việt Bắc thì chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một biểu tượng sáng ngời:

Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp lạ thường!
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người

Bài thơ "Việt Bắc" chính là một bài thơ vô cùng hấp dẫn người đọc tác giả Tố Hữu đã kết hợp giữa nghệ thuật cổ điển của với hiện đại làm nên sự sáng tạo mới mẻ trong bài thơ. Xuyên suốt bài thơ "Việt Bắc" chính là tình cảm quân dân gắn bó tha thiết, tình cảm yêu nước mãnh liệt của những người dân Việt Nam.  Việt Bắc của Tố Hữu chính là một bản hùng ca viết về những người chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến lịch sử của dân tộc Việt Nam. Thông qua bài thơ ta cảm nhận được tình cảm yêu nước, ý chí hào hùng đoàn kết của những người dân Việt Nam trong kháng chiến, sự ân tình thủy chung là một đức tính quan trọng sâu sắc của tình nghĩa quân dân làm nên thắng lợi vẻ vang cho dân tộc ta.

Bình Minh

  
  

   

Bài viết liên quan