Cảm nhận về nhân vật tên quan phủ trong truyện Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn


Cảm nhận về nhân vật tên quan phủ trong truyện Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn

Mở bài Cảm nhận về tên Quan Phủ trong truyện Sống chết mặc bay

Phạm Duy Tốn là một trong những nhà văn xuất sắc nhất về viết truyện ngắn trong những năm đầu thế kỉ XX.Trong một số thiên truyện ông để lại thì truyện “ sống chết mặc bay” là truyện ngắn tiêu biểu hơn cả. Tác phẩm thể hiện rõ tinh  thần nhân đạo thông qua việc lên án thái độ vô trách nhiệm,không màng đến sự sống chết,nỗi khổ của nhân dân.

Thân bài Cảm nhận về tên Quan Phủ trong truyện Sống chết mặc bay

Tác giả xây dựng truyện trong hoàn cảnh là mùa nước lũ về trên làng. Đê vỡ,giữa đêm đen người nông dân cực khổ chống chọi với mưa lũ,nước sông dâng cao,đê thì đã được xây lâu năm nên không còn được đảm bảo,tính mạng người dân đang bị đe dọa nghiêm trọng. “ kẻ thì thuổng,người thì cuốc,người thì đội đất,người nào người đấy ướt như chuột lột.Đó là hình ảnh của những người nông dân nhỏ bé đang cố gắng hết sức mình để gữ lấy đê ngăn không cho nước đập vỡ trong một buổi đêm trời mưa to gió lớn.Hàng nghìn người dân những người nông dân chân lấm tay bùn không bất cứ ai đang cố gắng chống đê với những dụng cụ hết sức thô sơ bé nhỏ.Trong hoàn cảnh như vậy bất cứ ai cũng cảm thấy khẩn trương và lo lắng thì điều đầu tiên người đọc cảm thấy tò mò là tên quan giờ này đang ở đâu? Là một người có địa vị cao trong huyện,là quan huyện của dân đáng ra phải luôn sát cánh bên nhân dân cùng nhân dân chống đỡ với lũ.Nhưng trong khi tất cả mọi người dân đang chống đỡ với lũ,đang hối hả lo cho khúc đê thì quan đang chiễm chệ trong đình. “ trong đình đèn thắp sáng trưng” kẻ hầu người hạ đi lại nhộn nhịp”.Giữa chốn vui hoan lạc ấy,Quan huyện trở thành trung tâm với phong cảnh tráng lệ,quan cùng với những người có chức óc quyền ngồi cùng nhau đánh bài,thậm chí không hề ngó ngàng gì tới những gì đang xảy ra bên ngoài.Dường như quan không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng.sự vô trách nhiệm ấy làm cho người đọc cảm thấy bất bình và không hiểu sao có một ông vua vô tâm đến vậy.

Bản chất vô nhân đạo,lối sống “ sống chết mặc bay” của tên quan hiện đã dần lộ rõ.hàng ngàn người dân không được vua chú ý bằng những lá bài đen đỏ.Thú vui bài bạc ma lực đỏ đen đã làm bọn quan đánh mất lương tri và nhân tính. “ nước sông có dâng đến đâu cũng không nguy bằng nước bài thấp” hình ảnh so sánh thể hiện sự vô nhân đạo của lũ quan huyện.Trước những sự vô tâm “ sống chết mặc bay” của tên quan huyện thì chuyện gì tới cũng tới  đê bị vỡ.Quan đỏ mặt “ đê vỡ rồi thời ông cách cổ chúng mày”.Đoạn lại bình thản hỏi thầy đề “ thầy bốc quan gì thế”. Ván bài “ ù to”.Quan sung sướng cười hả hê đắc chí và cũng chính lúc ấy “ nước tràn lênh láng,xoáy thành vực sâu,nhà cửa tôi băng,lúa má ngập hết…khắp nơi lúc này chỉ toàn cảnh tang hoang. Đáng lẽ khi những người dân cần vua nhất thì quan thờ ơ với tất cả mọi thứ chỉ quan tâm đến nước bài của mình.

Hết ván này cho đến ván khác quan chỉ việc ngồi ung dung hưởng thụ,hắn như bị say mê bởi những ván bài đen đỏ của mình cùng những viên quan xu nịnh và bất tài mà thôi.Xuyên xuốt bài là hình ảnh quan phụ mẫu vô trách nhiệm ích kỉ đến nhường nào.Khi những âm thanh tang tóc và những tổn hại của đê vỡ gây nên thì quan cũng không hề đếm xỉa đến mà còn bỏ đi trách nhiệm của mình “ ông sẽ cách cổ,bỏ tù chúng mày”rồi lại tiếp tục ván bài của mình mặc cho bao nhiêu người dân đang thảm thiết.

>> Xem thêm:  Nêu cảm nghĩa của em về bài thơ “Rằm tháng Giêng” (Nguyên Tiêu) của Hồ Chí Minh

Kết luận Cảm nhận về tên Quan Phủ trong truyện Sống chết mặc bay

Có nỗi khổ mà không kêu được với bất cứ người nào,thậm chí có những kẻ được học hành bên cạnh quan cũng không hề nhắn nhủ gì với ngài mà chỉ ở bên cạnh hù theo.Qua đó ta thấy hình ảnh vị quan phụ mẫu vô trách nhiệm ích kỉ đến nhường nào.

Bài viết liên quan