Cảm nhận về nhân vật Thái y lệnh trong truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng


Cảm nhận về nhân vật Thái y lệnh trong truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

1. Truyện có thể chia làm ba đoạn:

– Đoạn thứ nhất: Đây là đoạn viết ngắn, có ý nghĩa làm nền cho câu chuyện về bậc lương y họ Phạm. Nội dung chủ yếu của đoạn mở đầu là bản “lí lịch” ngắn gọn và ngợi ca công đức của Thái y lệnh.

– Đoạn thứ hai: Đoạn này viết dài hơn, tác giả đặt nhân vật vào tình huống khó xử và buộc nhân vật phải lựa chọn. Đây là đoạn văn thể hiện rõ nhất lương tâm cao đẹp của Thái y lệnh.

– Đoạn thứ ba: Ngợi ca công đức của bậc lương y truyền mãi đến đời sau.

2.  Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Thái y lệnh. Vì thế, toàn bộ tác phẩm tập trung khắc họa vẻ đẹp của nhân vật này.

–  Thái y lệnh là người toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp cứu người. Điều đó thể hiện:

+ Đem hết của cải trong nhà mua thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, lại còn cấp nhà cho những kẻ khốn cùng đến chữa bệnh.

+ Không hề xa lánh hay né tránh bệnh nhân cho dù bệnh nhân ấy có dầm dề máu mủ.

+ Chữa bệnh cứu hàng ngàn người nhưng không hề đòi hỏi gì.

–  Khi gặp tình huống một bên là người đàn bà thường dân trong cơn nguy kịch và một bên là quý nhân bị sốt, Thái y lệnh đã có quyết định thật dũng cảm: Ai bệnh nặng hơn thì phải chữa trị trước, không phân biệt sang hèn. Phẩm chất cao đẹp của ông được bộc lộ rõ nhất trong quyết định dũng cảm này, nhất là khi quyết định ấy vấp phải sự giận dữ của quan Trung sứ.

>> Xem thêm:  Kể về cô giáo em của em lớp 6, bài văn kể chuyện về cô giáo cũ, cô giáo chủ nhiệm

–  Đặt mục đích cứu người lên trên hết, Thái y lệnh sẵn sàng chống lại quyền uy. Với ông, người bệnh khỏi là niềm hạnh phúc lớn nhất. Đánh giá của Vương hoàn toàn chính xác: Thái y lệnh có đủ cả tài và tâm, đặc biệt chữ tâm cực kì quan trọng đối với những người làm nghề y – những người nắm trong tay sinh mệnh của người khác.

–  Phần cuối truyện không trực tiếp nói đến vị lương y mà nói đến con cháu họ. Đây là một hình thức ca ngợi và khẳng dịnh cái phúc của một gia đình luôn quên mình vì người bệnh.

3. Thái y lệnh có nhiều phẩm chất cao đẹp, nhưng phẩm chất đẹp nhất là vì người bệnh, ông sẵn sàng chống lại uy quyền, không sợ hệ lụy tới bản thân (lời quan Trung sứ: Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng?). Đoạn văn nói về tính tình cương trực không sợ uy quyền của Thái y lệnh, vì thế, là một đoạn rất hay: So với bậc quý nhân, người đàn bà thường dân bệnh nặng hơn, thậm chí chậm một chút là nguy hiểm đến tính mạng. Trước tình huống ấy, Thái y lệnh chọn chữa cho người đàn bà thường dân trước. Đây là sự lựa chọn của một lương y chân chính và sáng suốt.

–  Trước sự tức giận của quan Trung sứ, Thái y lệnh không thay đổi. Đây là một hành động dũng cảm: Trong xã hội phong kiến, chống lại lệnh vua có thể mất đầu Vì người bệnh, Thái y lệnh sẵn sàng phạm tội khi quân. (Lưu ý: Những kẻ hèn nhát hoặc cơ hội sẽ không bao giờ chọn chữa cho phận dân đen, con đỏ.)

>> Xem thêm:  Tóm tắt truyện Thánh Gióng

–  Chính vì sự khảng khái ấy mà Thái y lệnh càng thêm được trọng vọng.

4. Truyện ca ngợi phẩm chất cao quý của Lương y họ Phạm, qua đó khẳng định: Điều quý nhất đối với bất cứ một thầy thuốc nào là tấm lòng lương y như từ mẫu. Vì người bệnh, họ sẵn sàng hi sinh tất cả, không sợ quyền uy và các hệ lụy khác trong đời.

Bài viết liên quan