Chứng minh rằng “Không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ đắng cay”- Văn 10


Đê bài: Em hãy chứng minh rằng “Không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ đắng cay”

Có thể nói rằng trong cuộc sống có quá nhiều những khó khăn vất vả thì con người muốn thành công thì chẳng còn cách nào khác là có thể vượt qua được tất cả rào cản. Và đó là một quá trình lâu dài. Và quả thật, để có được vinh quang không hề dễ dàng vì có câu nói “Không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ, đắng cay”.

Câu nói như nói lên một quy luật hiển nhiên, có giá trị như một chân lí vĩnh hằng. Và quả thực là không có vinh quang nào tự đến với mỗi con người, mà muốn gặt hái được vinh quang, có thể thấy được con người phải đổ mồ hôi cũng phải lao lực và phải làm việc cật lực với một ý chí kiên định và quyết tâm mạnh mẽ để đạt bằng được mục đích đã đề ra. Hoặc có khi thậm chí họ đã phải chấp nhận thất bại không chỉ một lần mà nhiều lần hơn thế nữa, bởi hơn ai hết vì hiểu rõ “thất bại là mẹ thành công”.

Ta không thể nào quên được n hà bác học người Mĩ tên Ê-đi-xơn, sau bao năm miệt mài vất vả để thử nghiệm đã phát minh ra ngọn đèn điện đầu tiên. Tiếp theo đó là chiếc xe chạy bằng điện đầu tiên. Hay vẫn còn nhớ chuyện anh em nhà Gra-ham Bell tật sáng tạo vì đã sáng chế ra chiếc điện thoại đầu tiên, để giờ đây, mạng điện thoại lúc này đó đã được kết nối trên phạm vi toàn cầu,như để phục vụ cho nhu cầu liên lạc cũng như nhu cầu thông tin của cả nhân loại. Vẫn còn đó là tập thể các nhà bác học, kĩ sư… đã không quản ngại ngày đêm nghiên cứu, chế tạo ra máy bay, tàu hỏa, tàu ngầm,…và những thử nghiệm này diễn ra biết bao nhiêu năm mới có thể trở thành hiện thực. Và khoảng thời gian khó khăn nếu như không kiên trì thì làm sao có kết qur tốt đẹp. Và trong thời gian đó họ cũng trải qua biết bao những vất vả tưởng chừng như muốn bỏ cuộc. Nhưng chính sự kiên trì chấp nhận gian khó thì mới có thể có được vinh quanh như ngày hôm nay.

>> Xem thêm:  Soạn bài Tỏ lòng

Có thể nói chính những sự gần gũi và quen thuộc đối với chúng ta hơn cả là tấm gương phấn đấu, và như đã hi sinh cho dân, cho nước của Bác Hồ. Ta vẫn biết đến cuộc ra đi lịch sử vào đầu thế kỉ XX, người thanh niên nhiệt huyết xứ Nghệ Nguyễn Tất Thành đã rời quê hương. Nguyễn Tất Thành đã phải xa Tổ quốc ra đi để tìm đường cứu nước. Sau ba chục năm trời như thật dài đằng đẵng, Bác Hồ dường như đã phải trải qua rất nhiều nghề vất vả, cực nhọc như làm bồi bếp trên tàu biển, hay công việc bồi bàn trong khách sạn, cho đến việc quét tuyết ở công viên, thợ sửa ảnh, phu khuân vác… Và như thế còn chưa đủ, Bác còn phải sống trong một căn nhà trọ thật tồi tàn, khi mùa đông đến phải đặt một hòn gạch cạnh bếp lò nhà chủ nhà, sau đó khi tối đi làm mệt mỏi về Bác lấy báo bọc lại ngủ cho ấm để có thể chống chọi với mùa đông xứ người. Và chính lòng yêu nước, niềm tin tuyệt đối vào cách mạng và thương dân Bác đã giúp cho đồng bào ta tìm được con đường cứu nước cho dân và giành lại độc lập tự do. Và ấy chẳng là những chiến công, những thành công vang dội mà Bác đã đạt được sau những năm bôn ba khó nhọc kia sao? Và thành công này quả thục hết sức to lớn vì nó không chỉ là công việc của lợi ích một người mà là công việc đêm đến lợi ích chung cho toàn dân tộc.

>> Xem thêm:  Trong lớp anh (chị) có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ Cái khó bó cái khôn để tự biện hộ. Theo anh (chị) nên hiểu câu tục ngữ này như thế nào

Vẫn còn đó là hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong kháng phiến chín năm chống Pháp đã từng sống trong cảnh mưa dầm cơm vắt, hay đó còn là máu trộn bùn non để rồi mới có vinh quang:

Chín năm làm một Điện Biên,

Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng.

Vào năm 1975, khi mà cả dân tộc ta đã đánh tan giặc Mĩ cùng với bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Và để có được chiến thắng như ngày hôm nay chúng ta được quyền tự hào thì

Phải bao máu thắm trong lòng đất,

Mới ánh hồng lên sắc tự hào.

Ngày nay, cũng vậy ta như thấy xung quanh chúng ta có rất nhiều tấm gương không ngại gian khổ đắng cay, họ đã phải vượt qua tất cả để đạt được mục đích cao đẹp.

Có thể thấy được trong nnhững đại hội thể thao khu vực và thế giới, những chàng trai, những cô gái trẻ Việt Nam như đã mang về cho Tổ quốc những tấm huy chương vàng cao quý đầy sự tự hào. Và ta có thể khẳng định rằng đâu phải họ chỉ luyện tập một sớm một chiều mà có được những thành công như thế mà họ phải luyện tập qua bao tháng năm vất vả.

Ta vẫn nhơ hình ảnh người thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay. Khi chứng kiến cảnh bè bạn cắp sách đến trường thì đã thôi thúc anh, anh như rất rất thèm được như các bạn. Và cũng chính bằng ý chí, nghị lực và sự kiền trì, anh luyện cho đôi chân không chỉ cầm được bút mà như đã còn điều khiển được cây kéo. Anh cắt chữ, dán khẩu hiệu hoàn toàn bằng chân thật là khâm phục. Và kết quả là Nhà nước đã phải công nhận và phong tặng thầy là một trong những nhà giáo ưu tú-một danh hiệu to lớn như đã thực sự được xây dụng lên từ chính nghị lực những sự khó khăn vất vả mới có được vinh quanh.

>> Xem thêm:  “Cổ tích thần kỳ là những hư cấu kì ảo về hiện thực trong mơ ước”. Trình bày cách hiểu của em về ý kiến nói trên (minh hoạ bằng truyện “Chử Đồng Tử”)

Và trong mỗi chúng ta cũng vậy, để có thể đạt kết quả học tập tốt, mỗi chúng ta phải nỗ lực rất nhiều bởi học tập được xem là công việc hết sức khó khăn. Việc học như phải đòi hỏi mỗi người phải có nghị lực phấn đấu và đức tính kiên trì, bền bỉ. Và nếu như ta mà muốn thuộc và hiểu một bài thơ đâu phải dễ dàng, bởi cái khó đầu tiên là chúng ta cần như phải chiến thắng chính mình, ngồi vào bàn học với thái độ nghiêm túc. Đặc biệt trong khi xung quanh rất nhiều thú vui cán dỗ. Muốn thi đậu vào đại học, và cóbiết bao kiến thức cơ bản ta phải hiểu, phải nhớ…

Qủa thực “Không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ, đắng cay”. Đường đến với thành công đầy gian nan, thử thách. Có lẽ chiến thắng và thành công chỉ dành cho những ai vững chí, bền lòng, họ phải dám dám đương đầu với tất cả thì mới mong gặt hái được kết quả tốt đẹp trong cuộc đời và sự nghiệp.

Nguồn: Văn mẫu hay

Bài viết liên quan