Dàn ý thuyết minh về cây tre làng


Dàn ý thuyết minh về cây tre làng

Dàn ý

1. Mở bài

– Giới thiệu sơ lược về mối quan hệ và công dụng cây tre với người dân Việt Nam

2. Thân bài

Nguồn gốc:

– Trẻ đã có từ rất lâu rồi.

– Tre phổ biến và có mặt ở khắp mọi nơi, từ miền cao đến đồng bằng đến các vùng quê.

Phân loại:

Đặc điểm:

– Tre hay mọc thành từng lũy, khóm, bụi.

– Rễ tre thuộc loại rễ chùm,  rễ tre bám rất chắc chắn vào đất.

– Thân tre thẳng đứng, có nhiều đất, màu xanh thẫm, đậm dần về phía gốc

– Măng tre thấp, tròn, mập mạp, được nhiều lớp vỏ bao bọc.

– Lá tre xanh mát, mỏng, lá tre non cuộn lại hình tròn, nhọn dần về phía đầu

– Tre sống tốt ở mọi nơi, từ vùng đất tươi tốt đến cằn cỗi.

– Tre chỉ ra hoa đúng một lần, sau khi có hoa , cuộc sống của cây trẻ sẽ dừng lại.

Vai trò

Trong lao động:

– Cây tre giúp nhiều việc cho người nông dân.

Trong sinh hoạt:

– Cây tre che mát, làm bóng mát cho người nông dân.

– Tre còn dùng làm nhà, vật dụng trong nhà: giường, chõng, tắm, đũa…

Ý nghĩa:

– Tre gần bởi lâu đời con người, từ xa xưa đến nay trẻ giúp con người xây dựng, bảo vệ đất nước.

– Tre bảo vệ con người, giữ làng, giữ nước…

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà

3. Kết bài

– Nêu lên vai trò của cây tre.

– Một số lợi ích của cây tre với đời sống, con người.

Bài văn

Cây tre gần gũi và gắn bó với con người, với nhiều người hình ảnh lũy tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, tâm hồn. Cây tre góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước qua bao đời.

Không có ai biết cây tre có từ khi nào, chỉ biết rằng nó gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Họ hàng nhà tre phong phú về chủng loại Tre nứa, vầu, tre mai, trúc…

Loài tre giỏi thích nghi với đất cằn cỗi, re không ngại thời tiết khắc nghiệt hay giông bão, tre mọc thành bụi, thành lũy, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, tre già, măng mọc. Rễ tre thuộc loại dễ chùm, mọc rất nông nhưng bám vào lòng đất rất chặt giúp nó chống trọi lại những cơn gió mạnh. Thân tre gầy guộc, thẳng đứng hình ống, rỗng bên trong, chia thành đốt. Thân tre tua tủa rất nhiều gai nhọn, những chiếc gai dùng để bảo vệ tre. Mới đầu, tre là một mầm măng nhỏ, trưởng thành theo thời gian rồi trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai. Lá tre màu xanh mát, mỏng với những đường gân lá song song. Lá tre non màu xanh nhạt cuộn thành ống nhọn dần về phía đầu. Ban đầu tre chỉ mọc thẳng đứng, chưa mọc lá; đến một thời gian nhất định, từ các mấu tre mọc ra những nhánh connhỏ, từ đó mới mọc lá. Tre cũng có hoa, cả đời tre chỉ ra hoa một lần duy nhất, khi đó tre sẽ già đi.

>> Xem thêm:  Thuyết minh về động Phong Nha Kẻ Bàng

Cây tre rất có ích với con người, cây tre dùng làm nhà, làm cửa che mưa, che nắng, tre làm các vật dụng trong gia đình: tre làm đũa, làm rổ, rá, tăm, giường, chõng…Tre đã làm nên tuổi thơ hồn nhiên, những trò chơi thú vị như chơi đánh chắt, đánh truyền, con diều vi vu hay cảnh những em bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo.

Thuở xưa, khi Thánh Gióng đánh giặc Ân Ngài đã vươn tay nhổ bụi tre bên đường, ra sức đánh giặc, khiến bọn chúng khiếp sợ mà bỏ chạy tan tác. Rồi đến khi đánh Pháp, đánh Mĩ tre cũng giúp con người. Tre là người bạn, người đồng chí, tre làm gậy, làm chông chống lại sắt thép, súng đạn của quân thù.. Từng lớp lũy tre bao bọc lấy làng, bảo vệ cho làng quê được ấm no.

Hiện nay có nhiều đồ dùng là băng nhựa, inox thay thế cây tre, nhưng không có bóng dáng cây tre sẽ buồn tẻ lắm, không có cây tre cũng không phải là làng quê Việt. Tre đã cống hiến tất cả sự sống cho con người nên ta phải yêu quý và bảo vệ cây tre như một người bạn thật sự của con người.

Bài viết liên quan