Đọc thêm: Một người Hà Nội


Đọc thêm: Một người Hà Nội

Hướng dẫn

GỢl Ý ĐỌC THÊM

Câu 1

Câu chuyện kéo dài từ thời trước Cách mạng đến thời kì đổi mới sau năm 1975, tất cả được chia làm bảy phần.

Sau đây là tóm tắt nội dung chính của từng đoạn được học (từ đoạn 3 đến đoạn 7):

Đoạn 3: Sau hòa bình lập lại, nhân vật “tôi”, một anh bộ đội Cụ Hồ từ chiến khu Việt Bắc trở về tiếp quản thủ đô. Nhân vật này thấy người dân thủ đô đang thích ứng dần với cuộc sống mới. Cô Hiền một người dân Hà Nội nói về niềm vui và cả những cái ít nhiều có tính máy móc cực đoan của cuộc sống xung quanh.

Đoạn 4: Thời kì cải tạo tư sản khôi phục kinh tế ở miền Bắc cuộc sống đầy khó khăn. Cô Hiền đã tìm việc làm phù hợp với chủ trương chính sách của chính quyền mới, chế độ mới, khéo léo chèo lái con thuyền gia đình vượt qua nhiều sóng gió.

Đoạn 5:. Cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt. Cô Hiền dạy các con mình biết tự trọng, biết xấu hổ. Dũng, đứa con đầu của cô tình nguyện đăng kí xin đi đánh Mĩ. Đứa con kế cũng làm dơn xin tòng quân theo anh nhưng vì học xuâ’t sắc nên được trường giữ lại.

Đoạn 6: Đại thắng mùa xuân 1975. Đất nước tràn ngập niềm vui. Hai vợ chồng nhân vật “tôi” đến dự liên hoan mừng người con trai đầu của cô Hiền trở về. Câu chuyên đầy xúc động của người chiến sĩ này về Tuất, một người đồng đội đã nằm xuống và người mẹ của anh, một người mẹ Hà Nội có con đi chiến đấu chống Mĩ.

Đoạn 7: Đất nước bước vào thời kì đồi mới với dủ cáì phải trái, tốt xâu. Nhân vật “tôi” từ Thành phô Hồ Chí Minh nhân về Thủ đô công tác ghé lại thăm cô Hiền. Lúc này trong không khí xô bồ của kinh tế thời thị trường, cô Hiền vẫn là “một người Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn”. Bà kể cho người cháu nghe chuyện cây si sống lại nhờ nỗ lực của thành phố cho thấy niềm tin vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Câu 2

(1). Nhân vật trung tâm của truyện là cô Hiền, một người “thuần túy Hà Nội”, một người Hà Nội bình thường. Cũng như bao nhiêu người Hà Nội khác, cô đã chứng kiến và tham gia vào nhiều chặng đường lịch sử của dân tộc trải qua biết bao là biến dộng thăng trầm nhưng cô vẫn giữ được cô’t cách của con người Hà Nội. Cô Hiền là một con người luôn luôn dám là mình, thẳng thắn, chân thành, không ngại bộc lộ, tỏ bày quan điểm, thái độ của mình với mọi hiện tượng xung quanh. Chẳng hạn, cô nói về niềm vui kháng chiến thành công, miền Bắc bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới: “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ?…”. Cô cũng cho là “chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá, nào phải tập thể dục buổi sáng, phải sinh hoạt văn nghệ mỗi tốì, vợ chồng phải sống ra sao, trai gái yêu nhau như thế nào, thậm chí đến cả tiền công xá cho kẻ ăn người ở”. Trước sau, bà thu xếp việc nhà rất khôn khéo, thực tế không hề lãng mạn viễn vông. Đối với bà, “đã tính là làm, đã làm là không hề để ý đến những đàm tiếu của thiên hạ”. Thời con gái, bà Hiền giao du với nhiều văn nhân nghệ sĩ với đủ loại thanh niên con nhà giàu nhưng lại chọn hạn trăm năm là một ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ, kliiến cả Hà Nội phải kinh ngạc. Đến việc sinh con, ở các thời người Việt Nam thích đẻ nhiều con thì quyết định của cô Hiền là chain dứt sinh đẻ vào năm bốn mươi tuổi. Bà không tin “Trời sinh voi trời sinh cỏ” mà tin con cái phải được nuôi dạy chu đáo để chúng có thế’ sống tự lập. Trong việc quản lí gia đình cũng vậy, bà Hiền luôn là người chủ động, tự tin. Bà quan niệm: “Người đàn bà không là nội tướng thì cái gia dinh ấy cũng chẳng ra sao?”. Đến việc dạy con, bà Hiền dạy con ngay từ lúc chúng còn thơ dại và dạy từ những cái nhỏ bé nhất. Bà xem chuyện ngồi ăn, chuyện cầm bát cầm đũa, múc canh không phải là chuyện vặt vãnh mà đó chính là văn hóa, văn hóa sống, văn hóa người và hơn thế nữa là văn hóa người Hà Nội. Bà khẳng định với con cái mình: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện buông tuồng. Ta chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ…”

Cái chuẩn theo bà Hiền là lòng tự trọng. Lòng tự trọng không cho phép con người sống ích kỉ, hèn nhát. Bà không đồng ý cho chồng mua máy in và thuê thợ làm là muốn góp phần vào việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để nhanh chóng khôi phục đất nước sau chiến tranh. Lòng tự trọng khiến bà cho Dũng đi chiến đấu ra mặt trận về “không muốn nó sống bám vào sự hỉ sinh của bạn bè”. Ba năm sau, đứa em Dũng theo bước anh, cũng đòi vào chiến trường bà cũng lại chấp nhận và bày tỏ thái độ của mình: “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chét nó… Tao củng muốn được sống bình đẵng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì”.

Đúng là bà Hiền là người có bản lĩnh, trung thực, giàu tự trọng và thiết tha yêu nước

>> Xem thêm:  Phong cách ngôn ngữ hành chính

Tác giả cho cô Hiền của mình là một hạt bụi vàng của Hà Nội. Nói đến hạt bụi là nói đến một vật thật nhỏ nhoi tầm thường tưởng như chẳng có giá trị gì. Nhưng ở đầy là hạt bụi vàng thì dù nhỏ nhoi nhưng cũng có giá trị quý báu. Bởi lẽ nhiều hạt bụi vàng gom lại bay lên sẽ thành những áng vàng chói sáng. Cô Hiền tuy chỉ là một người Hà Nội bình thường, không tên tuổi nhưng ở cô, ở người phụ nữ này thắm đượm cái tinh hoa bản sắc người Hà Nội. Đông đảo người Hà Nội như cô nói theo Nguyễn Khải đã là những hạt vàng lấp lánh dâu đó ở mồi góc phố Hù Nội. Họ cùng cô tất cả đang “bay lên cho đất Kinh Kì chói sáng những áng vàng”. Ánh sáng đó là gì? Đó chính là lối sống, bản lĩnh văn hóa ciia người Hà Nội sắc sảo, nhạy bén, Hà Nội nghìn năm văn vật, Hà Nội linh thiêng và rất đỗi đào hoa.

Câu 3

(2). Trong truyện, ngoài nhân vật trung tâm là cô Hiền còn có những người Hà Nội khác. Trước hết là Dũng, đứa con trai đầu của cô. Yêu quý mẹ, anh vâng theo những lời mẹ dạy về cách sống của người Hà Nội. Lúc cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước diễn ra ác liệt nhất cũng là lúc Dũng tốt nghiệp trung học. Anh liền đăng kí xin tình nguyện đi đánh Mĩ. Không đầy ba tháng sau Dũng đã vào Nam chiến đâu sinh tử suốt mười năm và đã trở về trong ngày toàn thắng. Nhưng có biết bao đồng đội anh đã nằm lại luôn ở chiến trường. Nói cụ thề và chính xác là trong 600 thanh niên ưu tú của thủ đô lên đường cùng Dũng ngày đó “bây giờ còn lại khoảng chừng trên dưới bốn chục”. Nghĩa là rất nhiều người đã dâng hiến tuổi thanh xuân đề có được ngày độc lập, tự do và hạnh phúc của đất nước. Mỗi lần nhớ về họ, Dũng lại xót xa thương Tuất, người bạn chiến đấu cùng trung đoàn ngày trước. Ngày vào Nam khi tàu qua ga Hà Nội, mẹ Tuất làm ở phòng phát thanh nhà ga. Nghe tiếng mẹ phát lên loa nhưng Tuất không thế nào xuống ga đế từ biệt mẹ. Đó cũng chính là lần cuối cùng Tuất dược nghe thấy tiếng nói của mẹ. Bởi vì anh đã “hi sinh ở trận đánh vào Xuân Lộc trước ngày toàn thắng có mấy ngày”. Không thể đếm hết số bà mẹ đất Hà Nội có lòng thương con vô bờ và đầy nghị lực như mẹ anh Tuât. Họ đã nén nỗi đau mất mát đê có thể tiếp tục sống, tiếp tục dựng xây đất nước. Khi gặp lại Dũng người bạn chiến đấ’u của con người bà run bần bật nhưng không khóc và bà nói trong run rẩy đầy xúc dộng: “Nín đi con, nín đi Dũng. Cô dã biết cả. ‘Cô biết từ mấy tháng nay rồi”. Đấy, chính những người Hà Nội ấy họ đã góp phần làm tươi đẹp thêm cái truyền thông cốt cách của người Hà Nội, cái phẩm giá cao đẹp của con người Việt Nam chúng ta.

>> Xem thêm:  Vai trò của yếu tố thần kì trong “Tấm Cám”

Thế nhưng cũng có những người Hà Nội khác khiến mỗi khi nhớ lại. Nhân vật “tôi” cảm thây “không mấy vui vẻ”. Ấy là “ông bạn trẻ đạp xe như gió” đã làm xe người ta suýt ngã lại còn phóng xe vượt qua rồi quay lại chửi: “Tiên sư các anh già”. Ây là những người khi nhân vật “tôi” quên dường phải hỏi thăm: “Có người trả lời, là nói sẵng hoậc hất cằm, cá người giương mắt nhìn mình như nhìn con thú lạ…” chẳng có chút gì là cái tinh tế thanh lịch của người Hà Nội… Hà Nội còn phải làm rất nhiều điều dế không còn những hạt bụi bẩn như thế trong lối sống, ứng xử văn hóa, đế đất Kinh Ki chói sáng những áng vàng.

Câu 4

Nhìn chung, giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Ngúyễn Khải trong truyện này là thành công và có những nét đặc sắc đáng chú ý.

Trước hết là giọng điệu trần thuật.

Trong truyện ngắn này, giọng điệu trần thuật râ’t lịch lãm trải đời, vừa tự nhiên, dân dã vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát triết lí vừa đậm tính đa thanh.

Thấp thoáng sau những dòng chữ cúa truyện là hình ảnh nhân vật “tôi”. Tác giả hoàn toàn nhập thân vào nhân vật này để diễn tả, kế lại những gì mà mình đã chứng kiến và tham gia vào nhiều chặng đường lịch sử của dân tộc. Trên những chặng đường ấy, nhân vật này đã có những quan sát rất nhạy bén sắc sảo, có bao cảm nhận nghĩ suy rất tinh tế sâu sắc về cô Hiền, về Hà Nội và con người Hà Nội. Giọng điệu vừa vui đùa khôi hài vừa có duyên: “Trong lí lịch cán bộ tôi không glii tên cô Hiển. Họ thì xa, bắn súng đại bác chưa chắc đã tới, huống hồ còn là bà tư sản, dính líu vào lại thêm phiền…” Có lúc là giọng điệu khôn ngoan, trải đời, nhìn nhận cuộc sống và con người theo hướng suy ngẫm triết lí. Vỉ dụ: "… sau bữa tiệc mừng đại tliắng mười lăm năm, tầng lớp linh đã mất ngôi vị dộc tôn của mình rồi. Bây giờ là thời các giám đốc công ty, các tổng giám dđốc công ty, các cố vấn, chuyên viên kinh tể thật giả dủ loại lên ngôi ban phát mọi tiêu chuẩn giá trị cho cả xã hội…”. Giọng điệu trần thuật ở đây còn đậm tính đa thanh nhiều giọng trong lời kế có lúc giọng tự tin chen lấn với giọng hoài nghi: “Chúng tôi thi vui thế, tại sao những người vốn sống ở Hà Nội chưa thật vui nhỉ”-, giọng tự hào chen lẫn giọng tự trào: “Nói cho thật, Dũng mới là nhân vật chính, còn tôi chỉ là một loại nhân vật phụ, ghé gẩm vào cái vinh quang chung mà thôi”… Chính điều này đã khiến cho truyện ngắn của Nguyễn Khải đậm đặc chất tự sự rất, đời thường mà hiện đại.

>> Xem thêm:  Viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước

Ngay cả trong xây dựng nhân vật, tất cả cũng được quy tụ bởi điểm nhìn trần thuật rất chân thật, khách quan mà đúng đắn, sâu sắc của nhân vật “tôi”. Tác giả tạo tình huống Ịặp gỡ giữa nhân vật này với những nhân vật khác cũng là cách thức nhằm khám phá, phát hiện tính cách của họ. Những cuộc gặp gỡ đó được gắn với nhiều chặng đường lịch sử của dân tộc: Sau hòa bình lập lại 1954, sau chiến thắng mùa xuân 1975 rồi nhiều năm đã trôi quạ đất nước bước vào thời kì đổi mới… theo đó mà miêu tả tính cách của nhân vật trung tâm, nhận xét về hành động cách ứng xử của các nhân vật khác: Dũng, Tuất, mẹ Tuất.

Cộng vào đó là ngôn ngữ nhân vật càng khắc họa sâu sắc thêm tính cách của từng người. Ngôn ngữ củã nhân vật “tôi” lịch lãm trải đời, đậm chất suy tư, chiêm nghiêm day dứt, trăn trở, đôi lúc cũng thoáng nét hài hước tự hào: “Thưa cô, là bọn lính chúng tôi, lù giai cắp lính chúng tôi, chứ còn ai nữa?… Cho nên cái mùi lính tráng thâm nhiễm vào mọi nơi, mọi chỗ”.

Ngôn ngữ cô Hiền ngắn gọn rõ ràng dứt khoát đúng là ngôn ngữ của một con người có đầu óc thực tế, tư duy lôgic. Đây là đoạn cô đang trao đối với ông chồng đang định mua máy in đế kinh doanh: “Ong có đứng máy được không’?” – “Không”, “Ông có sắp chữ được không?” – “Không”, “Ông sẽ phải thuê thợ chứ gì? Đã có thợ tất có chủ, ông muốn làm một ông chủ dưới chế độ này à?”.

Hay Dũng, một người lính dạn dày trận mạc nhất định phải có những lời nói thật đau xót: “Cháu biết nói thế nào với một bà mẹ có con hi sinh, mà bạn của con mình lại vẫn còn sống, sống đến bây giờ, đến hôm nay”…

Mai Thu

Bài viết liên quan