Giải thích và bình luận về câu nói Tiên học lễ – Hậu học văn


Học tập là quá trình lĩnh hội, tích lũy tri thức nhằm làm giàu hơn cho vốn hiểu biết của bản thân, phục vụ cho cuộc sống xã hội. Tuy nhiên, trước khi học những kiến thức phong phú người học cần học lễ nghĩa, đạo lí, đúng như câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn”. Em hãy giải thích và bình luận câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn”.

I. Dàn ý chi tiết cho đề giải thích và bình luận câu Tiên học lễ, hậu học văn

1. Mở bài

Từ xa xưa, ông cha ta luôn đề cao quy tắc, phép tắc, cách ứng xử làm người sao cho có văn hóa. Câu khẩu hiệu “ Tiên học lễ – hậu học văn” chính là một câu vô cùng quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Câu đó đã cho chúng ta biết đến tầm quan trọng của những lễ nghi, cách ứng xử để làm người

2. Thân bài

* Giải thích câu nói

  – Tiên học lễ là gì

  – Hậu học văn lễ gì?

 => Tiên học lễ – hậu học văn nghĩa là trước tiên phải học phép tắc, lễ nghĩ, cách ứng xử sao cho có văn hóa. Sau đó mới là học văn hóa, học chữ nghĩa, học để có tri thức.

* Tại sao lại Tiên học lễ – hậu học văn?

– Trước khi đến trường, trước khi học văn hóa, học sinh phải biết học lễ nghĩa. Lễ nghĩa đối với ông bà, cha mẹ, lễ nghĩa đối với thầy cô giáo

– Học lễ nghĩa để làm người biết trên dưới, phải trái.

>> Xem thêm:  Dàn ý bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

 – Sau khi biết tôn trọng những người xung quanh sau đó mới là học văn hóa. Học để có tri thức, hiểu biết sâu rộng. Học để trở thành người có ích

 – Học lễ – và học văn không thể tách rời nhau được. Không thể chỉ có học lễ mà không học văn hóa và ngượi lại.

 – Đến trường không chỉ học văn hóa mà học cả cách ứng xử sao cho phù hợp và chuẩn mực

* ý nghĩa của câu tục ngữ

 – Câu tục ngữ cho chúng ta một lời răn dạy thật phải, thật có ý nghĩa

 – Còn người phải học trước lễ nghĩa, sau đó mới có thể học văn hóa.

 – Chúng ta phải học song song hai điều này ở tất cả mọi nơi.

3. Kết bài

Câu tục ngữ “ Tiên học lễ, hậu học văn” thật có ý nghĩa quan trọng lớn lao. Chúng ta phải luôn ghi nhớ mà học tập theo. Chỉ khi làm như vậy, con người mới có thể làm người có ích cho đất nước, tổ quốc.

II. Bài tham khảo

    Từ xa xưa, ông cha ta luôn đề cao quy tắc, phép tắc, cách ứng xử làm người sao cho có văn hóa. Câu khẩu hiệu “ Tiên học lễ – hậu học văn” chính là một câu vô cùng quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Câu đó đã cho chúng ta biết đến tầm quan trọng của những lễ nghi, cách ứng xử để làm người

    Trước tiên, ta phải tìm hiểu câu khẩu hiểu “ Tiên học lễ – Hậu học văn” có nghĩa là gì? Tiên ở đây chính là đầu tiên, lễ chính là lễ nghi, cách ứng xử. Tiên học lễ có nghĩa là trước tiên chúng ta phải học cách ứng xử, lễ nghĩa đối với những người xung quanh. Hậu có nghĩa là sau, văn chính là văn hóa, tri thức, kiến thức khi đến nhà trường hoặc học bất cứ thứ gì bên ngoài. Tiên học lễ – hậu học văn nghĩa là trước tiên phải học phép tắc, lễ nghĩ, cách ứng xử sao cho có văn hóa. Sau đó mới là học văn hóa, học chữ nghĩa, học để có tri thức.

>> Xem thêm:  MS228 - Kể về người bố kính yêu của em
giai thich va binh luan ve cau noi tien hoc le – hau hoc van - Giải thích và bình luận về câu nói Tiên học lễ – Hậu học văn
Giải thích và bình luận về câu nói Tiên học lễ – Hậu học văn

    Tại sao lại Tiên học lễ – hậu học văn?Trước khi đến trường, trước khi học văn hóa, học sinh phải biết học lễ nghĩa. Lễ nghĩa đối với ông bà, cha mẹ, lễ nghĩa đối với thầy cô giáo. Học lễ nghĩa để làm người biết trên dưới, phải trái. Sau khi biết tôn trọng những người xung quanh sau đó mới là học văn hóa. Học để có tri thức, hiểu biết sâu rộng. Học để trở thành người có ích.  Học lễ – và học văn không thể tách rời nhau được. Không thể chỉ có học lễ mà không học văn hóa và ngượi lại.Đến trường không chỉ học văn hóa mà học cả cách ứng xử sao cho phù hợp và chuẩn mực. Trước khi đến trường, chúng ta phải biết đến tôn sư trọng đến, đến lớp chào các thầy cô giáo, tôn trọng các thầy cô. Sau đó chúng ta mới có thể học văn hóa, học tri thức. Cũng như vậy, khi ra ngoài cuộc sống, con người biết tôn trọng những người xung quanh. Ai lớn tuổi hơn cần tôn trọng, biết cư xử sao cho là người có văn hóa. Ở trường lớp, chúng ta không chỉ được các thầy cô truyền thụ cho tri thức, mà còn rèn cho chúng ta trở nên làm người, là người có văn hóa, lịch sử, văn minh.

>> Xem thêm:  Em hãy tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du

    Câu tục ngữ có chúng ta một ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là một lời răn dạy thật phải, thật có ý nghĩa. Ở bất kì một ngôi trường nào khi chúng ta đến thì khẩu hiệu to nhất chính là “ Tiên học lễ – hậu học văn” mang một ý nghĩa như vậy. Còn người phải học trước lễ nghĩa, sau đó mới có thể học văn hóa. Chúng ta phải học song song hai điều này ở tất cả mọi nơi. Đến khi trưởng thành thì câu khẩu hiệu này vẫn không bao giờ sai được. Nó luôn hữu ích ở tất cả mọi nơi, mọi môi trường mà chúng ta đang sống và học tập. Nhưng ngày nay, vẫn còn một số bạn chưa hiểu được rõ câu khẩu hiệu này, vẫn còn cư xử thiếu lễ độ với thầy cô, cha mẹ…. những việc làm đó cần phải loại bỏ ngay.

    Câu tục ngữ “ Tiên học lễ, hậu học văn” thật có ý nghĩa quan trọng lớn lao. Chúng ta phải luôn ghi nhớ mà học tập theo. Chỉ khi làm như vậy, con người mới có thể làm người có ích cho đất nước, tổ quốc.

Bài viết liên quan