Phân tích bài ca dao: “Trâu ơi ta bảo trâu này…”


Đề bài: em hãy phân tích bài ca dao sau:

“Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ăn no cỏ, trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy, ai mà quản công

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”

Ca dao, dân ca ở Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, trải qua bao đời nay từ đời này sang đời khác, ca dao, tục ngữ như món ăn tinh thần thấm đẫm trong tư tưởng và con người Việt Nam, chúng ta biết tới những câu ca dao, qua lời ru của mẹ, của bà, từ “con cò” thẳng cánh bay cho đến những con trâu cặm cụi ngoài ruộng, chăm chỉ lam lũ, không quản nắng mưa, nhân dân ta đã biến những con vật quen thuộc đó trở thành những người bạn thân thiết trên mọi làng quê Việt Nam:

Đề bài: phân tích bài ca dao:

“Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ăn no cỏ, trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy, ai mà quản công

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”

Người nông dân không chỉ xem trâu là vật nuôi, dùng để lấy sức kéo, và lấy thịt thì trâu chính là người bạn đồng hành cùng con người trên mọi nẻo đường, ruộng đồng, câu ca dao trên chính là lời an ủi, động viên và cũng là lời cảm ơn sâu sắc của người nông dân gửi tới những con trâu yêu quý của mình.

>> Xem thêm:  Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ với con vật nuôi mà em yêu thích

Bài ca dao được mở đầu không phải là một là lời cảm ơn luôn mà đó là tiếng goi, tiếng gọi ấy thật trìu mến và gần gũi, chỉ những người bạn với nhau mới xưng hô, gọi nhau như thế, còn địa vị chủ tớ và vật nuôi không ai gọi nhau như vậy, điều đó chứng tỏ người nông dân muốn trâu gần mình hơn, mình gần trâu hơn, thể hiện mối quan hệ bình đẳng với nhau. Người nông dân và trâu đều yêu lao động, chăm chỉ, say mê với công việc sản xuất nông nghiệp của mình, không quản ngại thời tiết khắc nghiệt hay không? Con trâu chính là cánh tay phải đắc lực của người nông dân, trâu không chỉ giúp cho chúng ta lao động và còn mang vác, thồ, chở thóc và các nông sản khác. Nếu như giả sử câu:

“Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”, từ “với” trong câu thơ trên được thay bằng từ “cho” thì chắc chắn câu thơ sẽ trở nên xa lạ và ý nghĩa của nó cũng sẽ khác, đồng thời mối quan hệ lúc này sẽ không bình đẳng nữa mà đã có sự phân biệt chủ và tớ với nhau.

“Cấy cày vốn nghiệp nông gia”

Như chúng ta đều biết “cấy cày” chính là công việc chính của người nông dân, đặc biệt là một đất nước với nền văn minh lúa nước như Việt Nam, thể hiện qua từ “vốn” nghĩa là nó đã trở thành truyền thống, trải qua từ đời này sang đời khác. Con trâu vốn là một động vật hoang dã nhưng được con người thuần dưỡng và trở thành người bạn của chúng ta, “con trâu là đầu cơ nghiệp” để cho thấy tầm quan trọng của nó như thế nào trong đời sống của nhân dân ta.

>> Xem thêm:  Thuyết minh về cây mía quê em, bài văn mẫu về cây mía hay

Trâu và người đều làm lụng vất vả quanh năm, họ hòa chung với nhau, cùng nhau tồn tại và phát triển, trâu giúp nhân dân cày bừa, xới hái, mùa này sang mùa khác, bất chấp thời tiết và thời gian như thế nào cũng không quản ngại, còn người dân tìm thức ăn cho trâu, cho trâu chỗ ăn, chỗ ngủ, lo cho trâu mọi thứ, trâu bị ốm thì người nông dân cũng ốm theo, bởi nó là cơ nghiệp của người nông dân, là tài sản quý giá nhất được người nông dân bảo vệ và yêu quý. Trâu và người như người bạn.

Hai câu cuối chính là lời cảm ơn chân thành cũng chính quy luật của tự nhiên:

“Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”

Lúa ngoài đồng trĩu hạt, tươi tốt thì chắc chắn là cỏ cũng sẽ tốt và mọc nhiều cho trâu ăn, vì thế con người sống hạnh phúc ấm no thì trâu cũng được ăn uống và sống cuộc sống bình yên, với cấu trúc “bao giờ…thì còn” nhấn mạnh lời nguyện ước, lời hứa hẹn, thể hiện tình nghĩa, tình cảm thủy chung của trâu và người, sẽ không bao giờ cách xa.

Bài ca dao chính là tình cảm chan chứa, sẽ không bao giờ phai nhạt, sông núi có thể mòn nhưng tình nghĩa thủy chung của “trâu” và người thì không bao giờ thay đổi. trâu đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển và đổi mới của nền nông nghiệp nước ta.

Bài viết liên quan