Giới thiệu tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng


Giới thiệu tác phẩm Chiếc lược ngà sẽ cung cấp thêm những thông tin về hoàn cảnh sáng tác và những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn Chiếc lược ngà. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

1. Hoàn cảnh sáng tác

Có thể nói, “Chiếc lược ngà” chính là tác phẩm đã làm nên tên tuổi của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Tác phẩm được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ những năm kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên. Nói về hoàn cảnh viết “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng tâm sự: “Năm 1966, tôi từ miền Bắc trở về miền Nam. Vùng Đồng Tháp Mười mênh mông nước trắng. Tôi đi ghe vào sâu trong rừng và sống ở một nhà sàn treo trên ngọn cây.Lúc đó, đoàn giao liên dẫn đường toàn là nữ. Tôi rất có ấn tượng với câu chuyện của một cô gái giao liên có chiếc lược ngà trắng. Sau khi nghe cô kể chuyện, tôi ngồi viết một ngày, một đêm là hoàn thành tác phẩm này”.

2. Đặc sắc về nội dung

“Chiếc lược ngà” kể về tình cha con của ông Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh chiến tranh miền Nam đang sục sôi máu lửa. Truyện đã khắc sâu trong tâm chí đọc giả về những tàn phá kinh khủng của chiến tranh. Chiến tranh biến những người mẹ già có nguy cơ mất con, người vợ góa chồng và những đứa con mồ côi cha. Thế nhưng trong không khí đau thương mà hào hùng ấy, tình cảm cha con vẫn tỏa sáng bất diệt.

>> Xem thêm:  Cảnh Thúy Kiều báo oán

Ông Sáu trở về không được bé Thu nhận cha cho đến tận những giây phút cuối cùng trước khi phải lên đường chiến đấu. Vào chiến trường ông làm cho bé một chiếc lược ngà, ông hi sinh ngoài chiến trận và chiếc lược được người đồng đội chuyển đến tận tay cô bé Thu.

Truyện xoay quanh diễn biến tâm trạng của bé thu trước và sau khi nhận ra cha. Nó được xây dựng qua hai tình huống cơ bản. Đầu tiên là cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải lên đường. Tình huống hai, ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và lòng mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái. Như vậy câu chuyện đã đi từ tình yêu mãnh liệt của bé Thu dành cho cha đến tình cảm sâu sắc, thắm thiết mà ông Sáu dành cho đứa con của mình. Có thể thấy, đây là tình huống đầy éo le mà chúng ta thường gặp trong chiến tranh.

Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, từ góc nhìn của bác Ba, người bạn chiến đấu của ông Sáu và cũng là người chứng kiến, tham gia vào câu chuyện. Với ngôi kể này, người kể chuyện xen vào những lời bình luận, suy nghĩ, bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với nhân vật mà không làm mất đi tính khách quan của nó. Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc, nhất là đối với nhân vật bé Thu. Ngôn ngữ truyện mang đậm chất địa phương Nam Bộ. Tất cả những điều đó đã góp phần thể hiện một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng và cao đẹp trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Truyện còn khiến người đọc thấm thía những mất mát, đau thương mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình.

>> Xem thêm:  Em hãy viết bài thuyết minh về cái quạt

Bằng tình cảm chân thành mà sâu sắc qua “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện được một chân lí: Bom đạn của kẻ thù chỉ có thể hủy diệt được sự sống của con người, còn tình cảm của con người – tình phụ tử thiêng liêng thì không bom đạn nào có thể giết chết được.

Bài viết liên quan