Giới thiệu về bài thơ Bánh trôi nước của tác giả Hồ Xuân Hương


Giới thiệu tác phẩm “ Bánh trôi nước” của nhà thơ Hồ Xuân Hương sẽ giới thiệu đến người học những thông tin thú vị về cảm hứng sáng tác cũng như những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Các bạn hãy tham khảo để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

1. Đặc sắc về nội dung

a. Bánh trôi nước thể hiện sự cảm thông sâu sắc với thân phận người phụ nữ

    Hồ Xuân Hương là một nhà thơ lớn của nền văn học dân tộc với những bài thơ Nôm có giá trị về cả nội dung và nghệ thuật. “ Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy.

   Bài thơ là sự cảm thông sâu sắc của nữ thi sĩ đối với số phận đầy bất hạnh, long đong, lận đận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến thời bấy giờ. Phải chăng đó cũng chính là lời tâm sự về cuộc đời của chính Hồ Xuân Hương. Trải qua bao biến cố, hai lần lấy chồng, hai lần đều làm lẽ và không có hạnh phúc trọn vẹn, Hồ Xuân Hương đã thấm thía nỗi đau về cuộc đời đầy những bất công đối với những người phụ nữ. Viết về họ hay cũng là viết về chính mình, một sự đồng cảm sâu sắc của nhà thơ.

gioi thieu ve bai tho banh troi nuoc cua tac gia ho xuan huong - Giới thiệu về bài thơ Bánh trôi nước của tác giả Hồ Xuân Hương
Giới thiệu về bài thơ Bánh trôi nước của tác giả Hồ Xuân Hương

b.  Lên án chế độ phong kiến bất công

Tác giả cũng tố cáo xã hội phong kiến đầy bất công khiến số phận những người phụ nữ trở nên long đong, lận đận. Không chỉ là sự đồng cảm, Hồ Xuân Hương còn thể hiện thái độ trân trọng, sự khẳng định về vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người phụ nữ. Dù gặp bao bất hạnh, cuộc đời nổi trôi nhưng những người phụ nữ vẫn luôn giữ vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tấm lòng son sắt, thủy chung, đầy nghĩa tình.

>> Xem thêm:  Ý nghĩa văn chương

3. Đặc sắc về nghệ thuật

   “ Bánh trôi nước” không chỉ có giá trị về mặt nội dung mà còn thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn nhưng cô đọng, súc tích. Mở đầu bài thơ với mô típ quen thuộc trong ca dao “Thân em…” cùng với hình ảnh so sánh đặc biệt với bánh trôi nước để nói lên những người phụ nữ không chỉ đẹp về hình thức mà còn đẹp cả trong tâm hồn. Tác giả cũng sử dụng thành ngữ “ Bảy nổi ba chìm” kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ đã cho thấy số phận long đong, lận đận đầy nổi trôi, cũng như sự phụ thuộc của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ chẳng thể được làm chủ cuộc đời của chính mình.

   “ Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của Hồ Xuân Hương đã tố cáo xã hội phong kiến bất công, thể hiện tấm lòng thương cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa cũng như trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách cao đẹp của họ.

Bài viết liên quan