Giới thiệu về đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn của Nguyễn Đình Chiểu


Giới thiệu về đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn sẽ cung cấp thêm những đơn vị thông tin hữu ích về vị trí đoạn trích cũng như đặc sắc nội dung của đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn. Các bạn hãy tham khảo nhé!

1. Vị trí đoạn trích

Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” là phần thứ hai của truyện “Lục Vân Tiên”. Truyện kể về Vân Tiên và Tiểu đồng bị Trịnh Hâm hãm hại do lòng đố kị và ghen ghét tài năng của Vân Tiên.

2. Nội dung khái quát của đoạn trích

Hoàn cảnh của đoạn trích là khi Vân Tiên và Tiểu đồng đang bơ vơ nơi đất khách quê người, lại thêm hết tiền và mù lòa thì gặp Trịnh Hâm đi thi trở về. Trịnh Hâm ra tay “giúp đỡ” nhưng thật ra trong con người hắn vốn đã có lòng đố kị và ganh ghét với tài năng của Vân Tiên. Hắn chỉ lợi dụng cơ hội này để hãm hại chàng. Văn bản được chia làm hai phần, phần 1 là Trịnh Hâm hãm hại Vân Tiên, phần hai là Vân Tiên được Ngư Ông cứu giúp.

gioi thieu ve doan trich luc van tien gap nan cua nguyen dinh chieu - Giới thiệu về đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn của Nguyễn Đình Chiểu
Giới thiệu về đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn của Nguyễn Đình Chiểu

 Khi gặp Vân Tiên và tiểu đồng đang trong cảnh khó, hắn lừa Tiểu đồng đi vào rừng rồi trói lại trong rừng, còn Vân Tiên mù lòa hắn giả bộ đưa Vân Tiên xuống thuyền, hứa sẽ dẫn về quê nhà. Nhưng thực ra là đợi đến đêm khuya vắng vẻ, hắn mới ra tay thực hiện hành động tội ác của mình. Dù cho bạn đã mù nhưng Trịnh Hâm vẫn ra tay hãm hại, chứng tỏ sự độc ác của hắn đã ngấm vào máu và trở thành bản chất con người hắn.

>> Xem thêm:  Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân trong đoạn thơ Cảnh ngày xuân trích Thúy Kiều

Chủ đề của tác phẩm là sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa một bên là nhân cách cao cả với một bên là những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quý trọng niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động. Nguyễn Đình Chiểu đã thành công trong việc sắp xếp các tình tiết hợp lý, diễn biến hành động nhanh gọn, lời thơ vẫn mang vẻ mộc mạc, giản dị nhưng đã lột tả được tâm địa độc ác của một kẻ bất nhân bất nghĩa.

Đoạn thơ đã gửi gắm khát vọng của Nguyễn Đình Chiều vào niềm tin cái thiện, bộc lộ quan điểm nhân dân rất tiến bộ.

Bài viết liên quan