Giới thiệu về Hồ Biểu Chánh – tác giả của tác phẩm Cha con nghĩa nặng


Bài giới thiệu về Hồ Biểu Chánh sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của tác giả Hồ Biểu Chánh, qua đó hỗ trợ tích cực cho quá trình tìm hiểu tác phẩm Cha con nghĩa nặng cho người học. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

I. Tiểu sử của Hồ Biểu Chánh

Tác giả Hồ Biểu Chánh (1885-1958), tên thật là Hồ Văn Trung, tự là Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên. Ông sinh ra tại làng bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc ấp Thành Nhất, xã Bình Xuân, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Ông chính là một trong những nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ XX.

gioi thieu ve ho bieu chanh – tac gia cua tac pham cha con nghia nang - Giới thiệu về Hồ Biểu Chánh – tác giả của tác phẩm Cha con nghĩa nặng
Giới thiệu về Hồ Biểu Chánh – tác giả của tác phẩm Cha con nghĩa nặng

Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, đông con, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học chữ quốc ngữ. Ông học trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn. Năm 1905, ông thi đậu Thành chung, sau đó thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ rồi được thăng chức lên đốc phủ sứ năm 1936. Ông cũng từng giữ chức phủ quận ở nhiều nơi và có tiếng là thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ. Tháng 8 năm 1941, ông được Pháp mời làm cố vấn đồng thời làm giám đốc những tờ báo tuyên truyền cho chủ nghĩa Pháp-Việt. Năm 1946, ông được mời làm cố vấn cho chính phủ Nguyễn Văn Thinh. Nhưng chỉ được mấy tháng, khi chính phủ Nguyễn Văn Thinh sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn tiếp tục sự nghiệp văn chương.

2. Sự nghiệp sáng tác của Hồ Biểu Chánh

Ông được xem là nhà văn có nhiều tác phẩm nhất Việt Nam, là người mở đường cho tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. Ông để lại hơn 100 tác phẩm gồm tiểu thuyết, nghiên cứu, phê bình văn học,…là người có công lớn trong việc đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong những năm sự nghiệp của mình, ông cho ra đời những tác phẩm tiểu thuyết với cốt truyện đơn giản, triết lý, đặc biệt đậm chất Nam Bộ từ giọng văn đến con người. Sở trường của Hồ Biểu Chánh là viết văn xuôi tự sự, đề tài phần lớn là cuộc sống Nam bộ những năm đầu thế kỷ XX. Những sáng tác ông để lại có giá trị rất lớn: 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu-phê bình, 2 tác phẩm dịch và những bài diễn thuyết.

Các tác phẩm của ông thường có khuynh hướng hiện thực, phản ánh nhiều mảng hiện thực khác nhau trong xã hội, đời sống gia đình. Ngoài ra, các tác phẩm của ông còn có khuynh hướng đạo lí, thể hiện quan điểm đạo đức của tác giả. Khi sáng tác, ông sử dụng nhiều ngôn ngữ địa phương tạo sự gần gũi. Ông có lối hành văn rất tự nhiên, nghĩ sao viết vậy, viết như nói. Nhiều nhà văn đã viết về Hồ Biểu Chánh, như Vũ Ngọc Phan cho rằng “tiểu thuyết của họ Hồ chuyên về tả việc và lời văn mạnh mẽ, giản dị, nhiều chỗ như lời nói thường”. Hay Bằng Giang cho rằng tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh “dẫn câu chuyện từ nông thôn ra thành thị, hoặc ngược lại. Người nông thôn muốn biết việc thành thị còn người thị dân hiếu kỳ muốn biết qua hình ảnh đời sống nông thôn”. Các tác phẩm nổi tiếng của Hồ Biểu Chánh phải kể đến “Cha con nghĩa nặng”, “Bỏ chồng”, “Bỏ vợ”, “Đời của tôi về văn nghệ”… Tất cả đều là những tác phẩm tâm đắc của ông.

>> Xem thêm:  Viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ mượn hay nhất

Tóm lại, Hồ Biểu Chánh chính là nhà văn lớn ở miền Nam Việt Nam, có những đóng góp to lớn vào sự hình thành của thể loại tiểu thuyết trên chặng đường phôi thai

Bài viết liên quan