Giới thiệu về Phạm Văn Đồng và tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ


Giới thiệu về Phạm Văn Đồng và tác phẩm “Đức tính giản dị của Bác Hồ” sẽ cung cấp những đơn vị thông tin hữu ích cho quá trình tìm hiểu tác phẩm. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

1. Vài nét về tác giả

Phạm Văn Đồng (1906 – 2000), là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ông sinh ra ở xã Tân Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1925, ông tham gia phong trào bãi khoá chống Pháp của học sinh, sinh viên, khi Phan Châu Trinh mất. Một năm sau ông gia nhập vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Trong quãng thời gian hoạt động cách mạng ông từng bị thực dân Pháp bắt và kết án 10 năm tù. Năm 1936, ông ra tù, hoạt động ở Hà Nội. Sau đó ông tiếp tục sự nghiệp cách mạng của mình với nhiều hoạt động và chức vụ quan trọng.

Với bề dày hơn bảy mươi năm hoạt động cách mạng ông được nhiều nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản và học giả trong nước đánh giá là có nhiều đóng góp quan trọng ở nhiều lĩnh vực.

gioi thieu ve pham van dong va tac pham duc tinh gian di cua bac ho - Giới thiệu về Phạm Văn Đồng và tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ
Giới thiệu về Phạm Văn Đồng và tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ

2. Vài nét về tác phẩm

Đối với sự nghiệp cầm bút, các tác phẩm của ông lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc mà giản dị. Đặc biệt, ông có nhiều công trình, bài nói, bài viết về văn hoá, văn nghệ hay về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hoá của dân tộc.

>> Xem thêm:  Đoàn kết, thương yêu nhau vốn là một truyền thống quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Em hiểu về điều này như thế nào qua tục ngữ, ca dao?

“Đức tính giản dị của Bác Hồ” là một tác phẩm tiêu biểu của ông viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tác phẩm có bố cục 2 phần. Phần thứ nhất từ đầu đến “thanh bạch, tuyệt đẹp”. Đoạn này nói về cuộc sống giản dị và khiêm tốn của Bác. Phần tiếp theo là phần còn lại, ở đoạn này tác giả đã chứng minh cuộc sống giản dị của Bác bằng lí lẽ và dẫn chứng. Xuyên suốt tác phẩm là những dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục với người đọc. Lối viết lập luận theo một trình tự hợp lí kết hợp với bình luận và biểu cảm càng tăng thêm độ thuyết phục của bải viết. Tác phẩm còn được viết bằng giọng văn sôi nổi, nồng nhiệt để ca ngợi đức tính giản dị của Bác Hồ. Tuy nhiên, tác phẩm không chỉ dừng lại ở việc ca ngợi Bác. Ẩn chứa sau đó là bài học về việc học tập, làm việc, rèn luyện và noi gương theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bài viết liên quan