Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)


Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)

Hướng dẫn

GỢl Ý ĐỌC HIỂU

Lưu Quang Vũ đã hư cấu sáng tạo vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt từ truyện dân gian sau đây:

Truyện cổ dân gian:

Ngày xưa có một người tên là Trương Ba, người còn trẻ tuổi nhưng đánh cồ tướng rất giỏi. Nước cờ của anh dễ thường thiên hạ không có người nào địch nổi. Bao nhiêu giải cờ trong những hội hè mùa xuân đều về tay anh. Tiếng đồn vang khắp nước, sang đến tận Giang Nam. Buổi ấy ở Trung Quốc có ông Kị Như cũng nối tiếng cao cờ. Khi nghe tiếng Trương Ba, Kị Như liền xách khăn gói sang Nam tìm đến nhà địch thủ. Hai người đọ tài nhau trong mây ván vẫn không phân thua được. Nhưng đến ván thứ ba, Trương Ba dồn Kị Như vào thế bí. Thấy đôi phương vò dầu suy nghĩ, Trương Ba kiêu hãnh bảo:

– Nước cờ này dù có Đê Thích xuôìig đây cũng không thế gỡ nổi.

Bây giờ Đế Thích là thần cờ, người ở thiên đình, bỗng nghe câu nói hỗn xược của Trương Ba xúc phạm đến mình, liền cưỡi mây xuống trần định cho y biết tay. Trương Ba và Kị Như đang đánh, chợt có một ông cụ già đến ngồi bên cạnh bàn cờ. Óng cụ thủng thỉnh mách cho Kị như mấy nước. Tự nhiên bên Kị Như cờ bại thành thắng. Trương Ba cau có, trong bụng tức giận ông già ở đâu đến làm cho mình lâm vào thế bí. Nhưng khi nhìn thấy ông cụ râu tóc trắng xóa, mặt mũi không có vẻ là người trần tục, chợt hiểu, liền sụp xuống lạy mà rằng: “Ngài hẳn là thần Đế Thích đây rồi, tôi người trần mắt thịt không biết, xin thứ lỗi”. Đế Thích cười bảo: “Ta nghe như nhà ngươi tự phụ là cao cờ nên xuống xem cho biết”. Trương Ba liền giữ Dế Thích lại mua rượu, giết gà khoản đãi rất chu tất. Đế Thích tuy mới gặp nhưng cũng rất yêu mến Trương Ba. Thấy anh khẩn khoản muốn học nước cờ của mình, Đế Thích bảo anh: “Ta thấy nhà ngươi có bụng chân thành, vậy ta cho một nén hương này, mỗi lần cần đến ta thì thắp lên một cây, ta sẽ xuống”. Nói đoạn, cưỡi mây bay về trời.

Từ đó, Trương Ba thỉnh thoảng lại dọn cờ mời thầy Đế Thích xuống chơi. Hai bên rất tương đắc. Nhưng một hôm Trương Ba bị cái chết mang đi một cách đột ngột. Sau khi chôn cất chồng, người vợ dọn dẹp nhà cửa. Thấy có nén hương, giắt ở mái nhà, chị ta vô tình lấy xuống đốt lên cắm trước bàn thờ chồng. Ớ thiên đình, thần Đế Thích nhận dược tin bằng mùi hương liền xuống ngay. Thấy vắng mặt Trương Ba, Đế Thích ngạc nhiên: “Trương Ba đâu?". Vợ Trương Ba sụt sịt: “Nhà tôi chết đã gần một tháng nay rồi" – “Chết rồi! Sao lúc mới tắt thở không gọi ta xuống ngay dể đến bây giờ còn làm thế nào được nữa". Suy nghĩ một chút, Đế Thích lại hỏi thêm: “Trong xóm hiện nay có ai mới chết không?”. Vợ Trương Ba đáp: “Có một người hàng thịt mới chết tối hôm qua”. Thần Đế Thích bảo chị ta dẫn mình đến nhà người hàng thịt mà bảo: “Ta sẽ kiếm cách cho chồng nhà ngươi sống lại". Nói xong, thần hóa phép rồi trở về trời.

>> Xem thêm:  Hình ảnh người mẹ hiền được bố En-ri-cô nhắc đến trong bài Mẹ tôi của nhà văn A-mi-xi

Nói chuyện trong nhà người hàng thịt lúc dó, mọi người đang xúm quanh linh sàng khóc lóc kể lể thì tự nhiên thấy người chết ngồi nhỏm dậy. Hấn ta vứt tất cả mọi đồ khâm liệm rồi chẳng nói chẳng rằng di thẳng một mạch về nhà Trương Ba. Vợ Trương Ba thấy người hàng thịt biết là thần Đế Thích đã làm cho chồng mình sống lại, mừng rỡ đón vào. Giữa lúc đó, vợ người hàng thịt cũng chạy theo níu lấy chồng, nhưng không những bị vợ Trương Ba giằng lại mà ngay chính chồng mình cũng nhất định không chịu về. Đôi bên cãi cọ nhau cuối cùng biến thành cuộc đâu khẩu rất kịch liệt. Xóm làng không biết phân xử ra sao, đành đem việc đó lên quan.

Quan cho đòi các nhà hàng xóm tới hỏi cung thì ai cũng bảo người sống lại đó là anh hàng thịt. Nhưng chỉ có vợ Trương Ba thì nhất định nhận là chồng mình. Quan hỏi rằng: “Chồng chị ngày thường hay làm gì?”. Đáp: “Chồng tôi chỉ thạo đánh cờ mà thôi". Quan lại hỏi vợ người hàng thịt:"Chồng chị ngày thường hay làm nghề gì?”. Đáp: “Chồng tôi chỉ thạo nghề mổ lợn”.

Nghe đoạn, quan sai đem một con lợn vào công đường cho anh hàng thịt mổ, nhưng anh ta lúng túng không biết làm thế nào cả. Quan lại sai mấy người giỏi cờ vào tỉ thí với người hàng thịt thì không ngờ con người đó đi những nước cờ rất cao không ai địch nổi. Quan bèn phán cho về nhà Trương Ba.

Vì thế mới có câu “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”.

(Theo Nguyền Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 2,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1972)

Câu 1

Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một vở kịch có nội dung triết học với nghệ thuật ẩn dụ về mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác và cách giải quyết mối quan hệ ấy nhằm để hoàn thiện nhân cách và có cách sống đúng đắn. Trong đoạn trích này xác hàng thịt tỏ ra lấn lướt hồn Trương Ba, nặng lời sỉ nhục hồn Trương Ba. Hồn Trương Ba đau đớn khố sở tột cùng và thấy không chịu đựng được nữa.

Ở đây xác anh hàng thịt là ẩn dụ về thể xác của con người. Còn hồn Trương Ba là ẩn dụ về linh hồn của con người.

Thể xác và linh hồn là hai phần, hai thực thế có quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau làm nên một con người. Theo quan niệm của nhiều người, thể xác là nơi trú ngụ của linh hồn, còn linh hồn tạo nên sự sống, sự hoạt động của thể xác. Tuy nhiên thể xác cũng có tính tương đối độc lập của mình. Nếu linh hồn yếu đuối, không giữ vững được ý chí, thì những đòi hỏi, những yêu cầu của thể xác có thể tác động đến linh hồn khiến bản chất của linh hồn thay đổi. Có thề nói cuộc đấu tranh giữa hồn và xác là nhằm đạt tới sự thông nhất, hòa hợp đế con người hoàn thiện nhân cách làm chủ bản thân mình. Cuộc đối thoại giữa xác anh hàng thịt và hồn Trương Ba cũng chính cuộc đấu tranh giữa linh hồn và thể xác của một con người.

Câu 2

Qua lớp Trương Ba và gia đình (vợ, con dâu, cháu gái) tính cách Trương Ba có nhiều thay đổi:

– Phải mang xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba trở nên thô vụng hơn bằng chứng là anh đã làm gãy cây, gãy diều…

– Hồn Trương Ba trở nên xa lạ hơn đối với những người thân. Vợ anh muốn bỏ đi để “ông được thảnh thơi… với cô vợ người hàng thịt”. Cháu nội gái anh không nhận ông vì “ông nội đời nào thô lỗ phũ phàng như vậy”. Rồi ngay đến cô con dâu, người được xem thông cảm với anh hơn cả cũng thấy bố chồng mình “mỗi ngày một đổi khác dần, mất mát dần”.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt để thấy được tình cảm bà cháu thiêng liêng cảm động

Chính vì cũng nhận ra những điều này, hồn Trương Ba thấy mình không thể sống như thế được nữa. Anh không thể khuất phục trước thể xác và tự đánh mất chính mình được (độc thoại cuối lớp hồn Trương Ba và gia đình).

Câu 3

Sau khi Trương Ba xin trả lại xác cho anh hàng thịt thì Đế Thích định cho hồn ông nhập vào cu Tị nhưng Trương Ba từ chối. Vì ông không thể tái diễn bi kịch sống trong thân xác mượn của người khác: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi trọn vẹn”.

Vì thế ông đã xin Đế Thích cho cu Tị được sống lại còn mình thì xin được chết cho dù Đế Thích có nói rõ cho ông được biết, được thây tất cả cái sự hư vô khủng khiếp của cái chết.

Câu 4

Bị dồn vào sự đau khổ cùng cực là tự mình ý thức được sự tha hóa của mình, hồn Trương Ba không thể chịu đựng được cái sự việc: bị thân xác anh hàng thịt sỉ nhục, bọn cường hào nhũng nhiễu, nhìn thấy con trai mình hư hỏng mà không sao dạy dỗ được, lại bị bao người thân chê trách lánh xa vì như lời cô con dâu: “mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi”, ông bộc bạch với Đế Thích: “ông tưởng tôi không ham sống hay sao? Nhưng sống như thế này còn khổ hơn là cái chết. Mà không phải chỉ một mình tôi khổ. Những người thân của tôi sẽ còn phải khổ vì tôi”… Từ đó Trương Ba đã đi đến quyết định trả lại thân xác cho anh hàng thịt, còn mình thì chấp nhận cái chết vĩnh viễn, một quyết định sáng suốt và đúng đắn thể hiện một lẽ sông cao đẹp. Đoạn kết nhiều ý nghĩa và đầy chất thơ. Đặc biệt là có dư ba với hình ảnh của sự sông vẫn nẩy nở (vườn cây, hai đứa trẻ, hạt na gieo) và sự bất tử của linh hồn trong sự sống, trong lòng người (lời Trương Ba nói với vợ).

LUYỆN TẬP

Từ nội dung vở kịch và hình tượng Trương Ba, học sinh tự trình bày suy nghĩ của mình về mốì quan hệ giữa thể xác và linh hồn ở con người.

(Có thể tham khảo câu 1 phần Gợi ý đọc hiểu).

Mai Thu

Bài viết liên quan