Hướng dẫn phân tích tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải- Văn lớp 9


Đề bài: Hướng dẫn phân tích tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải

Bài làm

+ Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tác giả Thanh Hải là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca nước ta. Ông có nhiều bài thơ hay, thể hiện tinh thần yêu nước, tinh thần lao động hăng say của những con người nhiệt huyết, muốn đóng góp sức lực cho quê hương đất nước. Muốn sống có ý nghĩa.

– Mùa xuân nho nhỏ: Chủ đề của bài thơ đã gợi lên cho người đọc nhiều cảm xúc. Mùa xuân thường là mùa của sự đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân nho nhỏ thể hiện cho sức sống dù là bé nhỏ cũng mang tới cho con người, cho thiên nhiên những luồng sinh khí mới, những ý nghĩa tốt đẹp, hiến dâng mình cho cuộc sống tươi đẹp.

+ Thân bài:

+ Phân tích theo bố cục của bài thơ

Khổ thơ đầu tiên: Thể hiện cảm xúc của nhà thơ Thanh Hải trước mùa xuân của quê hương đất nước.

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

– Hình ảnh: Bông hoa, chú chim chiền chiện… là những hình ảnh gợi tả về mùa xuân. Trong khổ thơ này hình ảnh mùa xuân gợi lên vô cùng tươi đẹp bình yên, khiến cho người thi sĩ không thể làm ngơ. Một bức tranh mùa xuân vô cùng nên thơ, tươi đẹp, không gian bao la gợi lên những âm hưởng của cuộc sống mới tràn đầy nhiệt huyết.

>> Xem thêm:  Thuyết minh về di tích lịch sử Bến Nhà Rồng

– Biện pháp nghệ thuật: Nghệ thuật đảo trật tự câu, tạo nên những sự thú vị trong câu thơ làm cho người đọc cảm nhận được sự huyền diệu của không gian, của đất trời tự nhiên khi thời tiết chuyển sang mùa xuân

– Hình ảnh: Những điệp ngữ, điệp từ được tác giả gợi ra tạo nên những hình ảnh nhiều sức sáng tạo nghệ thuật cao, đưa người đọc như bay bổng theo những tâm tư tình cảm của tác giả.

+ Hai khổ thơ tiếp theo: Nêu lên cảm xúc tâm trạng của nhà thơ Thanh Hải trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất nước khi đang chuyển mình trong chế độ mới sau bốn nghìn năm xây dựng phát triển.

“Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao

Ðất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Ðất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.”

–Mùa xuân người cầm súng là một hình ảnh vô cùng tươi đẹp thể hiện khí thế anh hùng, hiên ngang của người chiến sĩ làm nhiệm vụ cao cả bảo vệ quê hương, bảo vệ tổ quốc của mình. Dù là trong thời bình thì nhiệm vụ này cũng vô cùng quan trọng. Và được đặt lên hàng đầu.

– Hình ảnh người ra đồng: Thể hiện cho không khí lao động hăng say, miệt mài của những người làm nhiệm vụ hậu phương vững chắc. Những người lao động không ngừng nghỉ để tạo ra của cải vật chất, xây dựng đất nước ta văn minh, giàu đẹp hơn.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

– Trải qua hơn bốn nghìn năm xây dựng và giữ gìn đất nước: chúng ta đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh gian khổ. Biết bao máu xương của lớp người cha anh đã đổ xuống cho đất nước ta hôm nay được tự do, bình yên.

+ Hai khổ thơ tiếp: Thể hiện nỗi niềm, khát khao, ước mong được dâng hiến của tác giả Thanh Hải.

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

– Bài thơ là ước mơ, tâm sự thầm kín trong lòng tác giả khi sống những ngày cuối đời bên giường bệnh ở xứ Huế. Ước mơ được cống hiến hết mình, được sống có ích, đóng góp sức lực cho quê hương đất nước dù chỉ là nhỏ nhoi nhất.

– Tác giả muốn làm con chim dâng hiến những khúc ca của mình cho cuộc sống trở nên sôi động hơn, muốn làm bông hoa tỏa hương thơm cho cuộc đời. Thậm chí tác giả chỉ ước là một nốt trầm xao xuyến trong một bản nhạc mà thôi. Một nốt trầm ít người nhớ như những nốt cao, nhưng nó mang lại sự gợi nhớ, bâng khuâng cho con người khi hát.

– Những ước mơ của tác giả thật cao quý, đáng trân trọng biết bao. Nó là ước mơ của những con người đáng kính luôn muốn sống có ích, sống đẹp dù là tuổi hai mươi, hay là khi tóc bạc gần đất xa trời.

>> Xem thêm:  Hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”

+ Trong khổ thơ cuối cùng thể hiện tình yêu của tác giả với miền đất xứ Huế thân thương

Mùa xuân ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế…

– Những nhịp phách thân thương của những câu nam ai, nam bình xứ Huế mộng mơ gợi lên cho người đọc những âm hưởng trầm bổng, nhẹ nhàng, mộc mạc, tựa như những người con xứ Huế đáng yêu, dịu dàng, quý người

– Quê hương là những gì vô cùng thân thương mà tác giả muốn gửi gắm qua khổ cuối của bài thơ này. Những lời thơ giản dị, nhưng chứa chan tình cảm yêu quê hương, đất nước vô cùng sâu sắc.

+ Kết luận:

– Mùa xuân nho nhỏ là một bài thơ hay thể hiện ước mơ, muốn đóng góp sức lực của mình cho quê hương, đất nước. Khát khao được hiến dâng tinh thần, nhiệt huyết của mình để xây dựng mùa xuân trên đất nước, một mùa xuân hòa bình, tự do, bác ái.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan