Phân tích bài thơ Ánh trăng


Phân tích bài thơ Ánh trăng

Hướng dẫn

  • Mở bài:

Nguyễn Duy thuộc thế hệ các nhà thơ quân đội trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân. Sau giải phóng, ông tiếp tực có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển nền văn học đương đại. Thơ Nguyễn Duy gần gũi với văn hóa dân gian, nhưng sâu sắc mà rất đỗi tài hoa. Những bài thơ của ông không cố gắng tìm kiếm những hình thức mới mà đi sâu vào cái nghĩa cái tình muôn đời của con người Việt Nam.

Thơ Nguyễn Duy nhiều bài có cái ngang tàng nhưng vẫn trầm tĩnh. Nhiều bài thơ giàu chiêm nghiệm. Vì thế cứ ngấm vào người đọc. Trong cái đà ngấm ấy có lúc khiến người ta phải giật mình suy nghĩ. Bài thơ Ánh trăng được viết năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng tại Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện sâu sắc những cảm nhận của nhà thơ về quá khứ nghĩa tình lối sống của con người trong hiện tại.

  • Thân bài:

“Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với biển

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỷ

Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa”.

– Hồi nhỏ: Sống hòa mình trong thiên nhiên rộng lớn, cỏ đồng, có sông, có bể, có vầng trăng hiền hòa. Trăng hồn nhiên, trần trụi, vô tư và tươi đẹp. Trăng dâng tặng cho con người ánh sáng, ước vọng và những niềm mơ trường xa xôi. Vầng trăng gắn chặt với kí ức tuổi thơ, là ánh sáng nhiệm màu dẫn bước con người đến với cuộc đời.

– Hồi chiến tranh: lúc ở rừng, vầng trăng cũng tìm đến bầu bạn cùng với người lính. Những đêm rừng dài đăng đẳng, không gian xa lạ và đơn điệu, vầng trăng chính là hình ảnh đẹp nhất gợi nhớ về quê hương và làm bùng lên khát khao hòa bình. Vầng trăng vẫn dõi theo con người đến mọi miền, vẫn cứ hồn nhiên, vô tư, tỏa sáng

– Trăng muôn đời vẫn thế, bình dị và thủy chung với con người. Dù là lúc còn bé thơ, vui đùa trên ruộng hay khi trên chiến trường ác liệt. Trăng vẫn nghĩa tình, thủy chung. Tác giả ngỡ như sẽ không bao giờ như sẽ không bao giờ quên được cái vầng minhfg tình nghĩa ấy. Câu thơ giống như lời hứa đinh ninh, sâu sắc.

>> Xem thêm:  Nhân vật người bà trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt đã để lại cho em những tình cảm như thế nào? Hãy phát biểu cảm nghĩ của em.

Phép liên tưởng đầy tính nghệ thuật “trần trụi với thiên nhiên”, so sánh độc đáo “hồn thiên như cây cỏ” cho ta thấy rõ hơn vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, trong sáng, rất đỗi vô tư, hồn nhiên của vầng trăng. Đó cũng chính là hình ảnh con người lúc bấy giờ: vô tư, hồn nhiên, trong sáng. Vầng trăng đã gắn bó thân thiết với con người từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành,cả trong hạnh phúc và gian lao.

Trăng là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu. Vầng trăng của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng. Vầng trăng không những trở thành người bạn tri kỉ, mà đã trở thành “vầng trăng tình nghĩa”. Trăng là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình. Kí ức tuổi thơ bàng bạc ánh trăng vàng phủ bóng trên khắp làng quê bình dị. Nó mãi mãi ám ảnh con người, nằm sâu trong trái tim như một phần của sự sống, được kết tinh bằng tình yêu cuộc sống, khát vọng hòa bình và ý chí vượt lên của con người.

“Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng”.

– Hoàn cảnh thay đổi. Chiến tranh kết thúc, hòa bình mở ra, sự vất vả, hi sinh không còn nữa, đời sống vật chất lên ngôi, tình nghĩa hao mòn, con người bận rộn trong cuộc sống mưu sinh, thiếu hẳn giây phút hảnh thơi, lãng mạn để nhìn ngắm thiên nhiên, suy ngẫm và trân trọng.

– Bởi thế, vầng trăng – biểu tượng của cái đẹp, cái vĩnh hằng, cái quá khứ nghĩa tình nhiều lần đi qua bầu trời nhưng đã không được được con người chú ý. Họ lạnh mặt làm ngơ như người đứng qua đường. Vầng trăng bây giờ đối với người lính năm xưa giờ chỉ là dĩ vãng, dĩ vãng nhạt nhòa của quãng thời gian xa xôi nào đó

>> Xem thêm:  Phân tích khổ thơ cuối của bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương

– Sự cố bất ngờ xảy ra khiến cho cái bình thường chao đảo, con người mới hồi hướng. Điện áp, đèn tắt, phòng tối, vội bật trung cửa sổ, đột ngột nhìn thấy vầng trăng tròn vằn vặt sáng trên bầu trời cao. Tuy có chút bất ngờ nhưng con người vẫn hướng mặt lên nhìn trăng và nhận thấy có cái gì đó như rưng rưng trong mắt. Kí ức tuổi thơ tươi đẹp vốn đã hao mòn và quá khứ nghĩa tình, thủy chung trở về tràn ngập trong tâm hồn. Tình cảm ấy khiến cho con người bất giác nhận ra sự vô tình của mình

– Tình huống không có gì mới mẻ nhưng sự kiện lại có sức khơi gợi lớn khiến người đọc phải suy nghĩ. Vầng trăng dù trải qua bao thời gian vẫn không hề thay đổi, vẫn tròn trịa và sáng rực, đều đặn đi qua bầu trời từng đêm, chỉ có con người là vô tình vô nghĩa. Khi có cuộc sống vật chất tiện nghi, con người đã vội lãng quên người bạn chân tình, lãng quên ấy cái quá khứ nghèo khó, khổ đau nhưng đầy ấp áp nghĩa tình năm xưa. Bởi thế cái “rưng rưng” ấy chính là giọt nước mắt vừa mừng rỡ như gặp lại cố nhân, vừa là giọt nước mắt hồi tỉnh, hối hận trước sự vô tình của mình.

Biên pháp so sánh: “Vầng trăng đi qua ngõ. Như người dưng qua đường” không khỏi khiến người đọc thấy ngậm ngùi. Đã biết bao lần ta cũng đã vô tình như thế. Đã biết bao lần ta cũng hững hờ, lạnh nhạt đối với quá khứ xa xôi, bỏ quên nguồn cội lao theo các giá trị cuộc sống hiện tại. Đã biết bao lần ta tự ngụy biện rằng hiện tại mới là cái quan trọng ta cần cố gắng, cần trân trọng mà phủ nhận quá khứ, lãng quên những tháng ngày khốn khó. Câu thơ của Nguyễn Duy khiến ta sực tỉnh như vừa thoát khỏi một cơn mê lầm và tìm lại chính mình trong giá trị đích thực của đời người.

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”.

– Vầng trăng cứ tròn và tỏa sáng từ ngày xưa cho đến hôm nay còn con người thì khi đời sống thay đổ đã mau chóng lãng quên.

>> Xem thêm:  Ý nghĩa của lời cảm ơn-nghị luận

– Trăng là hình ảnh của quá khứ, nghĩa tình thủy chung, vô tư, vô lợi, trong sạch và cao thượng, giàu đức hi sinh. Trăng là cái đẹp tâm hồn của con người trong quá khứ.

– Con người là hình ảnh của đời sống hiện tại ích kỉ, vô tình?Con người là sự vô tình, giả dối trong hiện tại.

– Dù thế vầng trăng vẫn im phăng phắc không hề oán giận. Đó cũng là sự nghiêm khắc nhắc nhở con người phải trở về, phải trân trọng và gìn giữ cái quá khứ ân nghĩa thủy chung một thời gắn bó.

– Trăng còn là biểu tượng của đất nước, của lí tưởng cao đẹp mà con người phải gìn giữ. Con người là biểu tượng của sự suy thoái của đạo đức, nhân cách, nhân phẩm và lối sóng vô cảm, giả tạo. Cả bài thơ là lời nhắc nhở trong hiện tại không nên vì chạy theo vật chất mà đánh đổi cả lương tâm, cả quá khứ của mình.

Cấu trúc song hành của hai câu thơ với nhịp điệu dồn dập cùng biện pháp so sánh, điệp ngữ và liệt kê như muốn khắc họa rõ hơn kí ức về thời gian gắn bó chan hòa với thiên nhiên, với vầng trăng lớn lao sâu nặng, nghĩa tình, tri kỉ.

Hai hình ảnh sóng đôi không thể tách rời cùng nâng đỡ nhau tỏa sáng. Chính thứ ánh sáng dung dị đôn hậu đó của trăng đã chiếu tỏ nhiều kỉ niệm thân thương, đánh thức bao tâm tình vốn tưởng chừng ngủ quên trong góc tối tâm hồn người lính. Chất thơ mộc mạc chân thành như vầng trăng hiền hòa, ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm như “có cái gì rưng rưng”, đoạn thơ đã đánh động tình cảm nơi người đọc.

  • Kết bài:

Bằng lời thơ chân tình, mộc mạc, Nguyễn Duy đã nhẹ nhàng đánh thức tâm hồn người đọc, nhắc nhở chúng ta sống đúng đắn. Trong cuộc sống hòa bình và tiện nghi phải biết bừng tỉnh lương tâm, trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Bài viết liên quan