Hướng dẫn soạn văn Ánh trăng của Nguyễn Duy – Chương trình Ngữ văn lớp 9


Soạn văn Ánh trăng là hệ thống lời giải chi tiết cho câu hỏi định hướng tìm hiểu trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 đối với bài thơ Ánh trăng. Các bạn hãy tham khảo để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhất nhé.

I. Hướng dẫn học bài

1. Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ?

Ánh trăng có sự kết hợp giữ tự sự với trữ tình. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, đâu là bước ngoặt để tác giả từ đó bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm?

-Bố cục của bài thơ theo trình tự từ quá khứ đến hiện tại. Dòng cảm nghĩ của nhà thơ cũng men theo dòng tự sự của câu chuyện được kể theo trình tự thời gian. Có một sự thay đổi rất lớn: hồi nhỏ sống trong thời chiến tranh, sống hồn nhiên và gần gũi với thiên nhiên, tưởng chừng như không bao giờ quên “cái vầng trăng tình nghĩa” ấy thế mà từ ngày về thành phố hiện đại, vầng trăng đã “như người dưng qua đường”.

-Trong dòng diễn biến theo thời gian, bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc thể hiện ở khổ thơ thứ 4: coi vầng trăng như người dưng, thì bỗng dưng mất điện, gặp lại vầng trăng. Trăng vẫn tròn, vẫn lặng im soi sáng, không kể gì đến sự vô tình của con người. Chính lúc đó, con người đã thức tỉnh.

>> Xem thêm:  Cảm nhận của em về đoạn trích Hai cây phong trong truyện Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp

2. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy phân tích điều ấy. Khổ thơ nào trong bài thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm?

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa:

-Trăng chính là biểu tượng của thiên nhiên tươi đẹp gần gũi, gắn bó với con người trong gian khó.

-Trăng cũng chính là tuổi thơ ngọt ngào, tươi vui: “Trần trụi với thiên nhiên – Hồn nhiên như cây cỏ”

-Trăng còn gợi về quá khứ thời chiến đấu: quan hệ thân tình khăng khít.

-Trăng biểu hiện cho tình nghĩa thủy chung: tình nghĩa trọn vẹn trong sáng trong những năm tháng chiến đấu.

Khổ thơ cuối thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm. “Trăng cứ tròn vành vạnh” – đó là quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. “Ánh trăng im phăng phắc” – đó là người bạn đang nhắc nhở nhà thơ. Con người có thể lãng quên thiên nhiên, nhưng nghĩa tình quá khứ thì luôn luôn tròn đầy và bất diệt.

huong dan soan van anh trang cua nguyen duy – chuong trinh ngu van lop 9 - Hướng dẫn soạn văn Ánh trăng của Nguyễn Duy – Chương trình Ngữ văn lớp 9
Hướng dẫn soạn văn Ánh trăng của Nguyễn Duy

3. Nhận xét về kết cấu, về giọng điệu của bài thơ. Những yếu tố ấy có tác dụng gì đối với việc thể hiện chủ đề và tạo nên sức truyền cảm của tác phẩm?

-Kết cấu bài thơ độc đáo, phát triển theo thời gian. Từ quá khứ hồn nhiên, thân thiết với vầng trăng -> hiện tại gần gũi, lãng quên vầng trăng -> vô tình gặp lại -> nhận ra thái độ vô tình của mình và soi xét lại.

>> Xem thêm:  Soạn bài Nhân hậu – đoàn kết

-Giọng điệu tâm tình, thủ thỉ, khi ngân nga, khi trầm lắng suy tư.

-Tác dụng của kết cấu và giọng điệu: góp phần bộc lộ những cảm xúc sâu xa của một người lính khi nghĩ về chiến tranh, về quá khứ.

4. Xác định thời điểm ra đời của bài thơ Ánh trăng, liên hệ với cuộc đời Nguyễn Duy để phát biểu chủ đề bài thơ. Theo cảm nhận của em, chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lí, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta?

-Thời điểm ra đời của bài thơ: bài thơ được sáng tác sau đại thắng mùa xuân 1975, khi người lính từ chiến khu trở về thành phố.

-Chủ đề bài thơ: gợi nhắc lại những năm tháng gian lao đã qua của đời người lính. Đó là lời nhắc nhở về thái độ sống thủy chung, nghĩa tình, trân trọng những tình cảm thiêng liêng, tốt đẹp của những năm tháng gian khổ đấu tranh.

II. Luyện tập

Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong Ánh trăng, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn

Gợi ý:

Thiên nhiên tươi đẹp biết bao! Đối với tôi, trăng như người bạn tri kỉ đã cùng tôi đi qua những năm tháng thăng trầm của cuộc đời. Thời chiến tranh, giữa mưa bom bão đạn, trăng hiền hòa, gần gũi với cuộc sống, gắn liền với tuổi thơ hồn nhiên, mơ mộng nơi thôn dã. Nhưng khi hòa bình lập lại, về thành phố sống với những tiện nghi, hiện đại, tôi đã quên mất đi vầng trăng nghĩa tình. Và rồi, khi thành phố mất điện, tôi bật tung cửa sổ, vầng trăng ngày nào vẫn còn đó, vẫn tròn, vẫn sáng vành vạnh. Trăng không thay đổi, chỉ có con người đổi thay. Trong phút chốc, những kỉ niệm thời chiến đấu ùa về, tôi nhận ra mình đã quá vô tình với vầng trăng nghĩa tình ấy.

Bài viết liên quan