Kể lại một trận chiến đấu ác liệt đã học, được kể hay đã xem


Kể lại một trận chiến đấu ác liệt đã học, được kể hay đã xem

Hướng dẫn

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 KỂ VỀ MỘT TRẬN CHIẾN ÁC LIỆT EM ĐÃ HỌC, ĐƯỢC KỂ HAY ĐÃ XEM

Nhà Tây Sơn gồm 3 anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ. Mỗi người xưng vương một miền. Nguyễn Huệ được mọi người gọi là Bắc Bình Vương. Trong thời kỳ đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam những năm 30 cuối thế kỉ XVII, Lê Chiêu Thống rất lo sợ cho cái ngai vàng mọt rỗng của mình nên đã mở đường cho quân Thanh và Tôn Sĩ Nghị kéo quân vào Thăng Long xâm lược nước ta. Ngày 24 tháng 11, Trần Văn Tuyết chạy vào thành Phú Xuân cấp báo cho Bắc Bình Vương về việc quân Thanh xâm lược nước ta; Lê Chiêu Thống nhận sắc phong của vua nhà Thanh là Nam Quốc Vương, Ngô Văn Sở cho quân rút lui về Tam Điệp nghĩa là nước ta mất từ cửa ải phía Bắc đến Thăng Long. Nghe được tin cấp báo Bắc Bình Vương giận lắm. Biết là biến cố lớn ông quyết định mở cuộc tấn công ra Bắc đại phá quân Thanh.  

Ông cho họp các tướng sĩ, định thản chình cầm quân đi ngay nhưng mọi người đến họp đều ngăn lại, xin ngài trước hết hãy chính vị hiệu; loan lệnh ân xá khắp trong ngoài nước để yên kẻ phản trắc và giữ gìn lòng dân rồi sau cất quân ra đánh dẹp cõi Bắc thuộc là chưa muộn. Bắc Bình Vương lấy làm phải, bèn cho đắp đàn ở trên núi Bân, tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi. Trong nghi lễ, ngoài khoác lên mình chiếc long bào có thêu hình rồng uốn lượn lấp loáng, đầu đội mũ miện cổ đeo chuỗi hạt bằng ngọc, chân đi giày vàng. Trông ngài thật uy nghi và nghiêm trang lên đàng tế lễ trời đất. Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế đổi năm 11 niên hiệu Thái Đức của vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc làm năm đầu tiên niên hiệu Quang Trung.  

Lễ xong, hạ lệnh xuất quân, hôm ấy là ngày 25 tháng Chạp (1788). Vua Quang Trung đã tự mình đốc thúc quân lính cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 ở Nghệ An, vua cho gọi Nguyễn Thiếp người có tài tiên đoán để hỏi về mưu đánh và giữ Nguyễn Thiếp trả lời : chuyến này đi không quá 10 ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan. Vua Quang Trung mừng lắm liền sai đại tướng hám hổ đầu tuyển lính ở Nghệ An. Cử ba suất đinh thì lấy một thì lấy một người ai cũng có thân hình vạm vỡ bắp tay cuồn cuộn. Chưa mấy chốc đã được hơn một vạn người, quân tinh nhuệ hàng ngũ thẳng tắp, cờ trống rợp trời, giáo mác sắc nhọn sẵn sàng chiến đấu. Vua cho mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trấn chia làm tiền, hữu, tả, hữu là số quan ở Thuận Hóa, Quảng Nam. Còn số lính mới tuyển ở Nghệ An thì cho làm trung quân. Quang Trung cưỡi voi ra doanh trại an ủi quân lính bằng khẩu dụ vang rõ, sang sảng đầy hào khí trước ba quân, khẳng định niềm tin ý chí quyết thắng của quân đội chính nghĩa. Nghe xong các quân lính đều xin vâng lệnh, không dám ăn ở hai lòng. Hôm sau, vua Quang Trung ra lệnh tiến quân. Các quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi.  

>> Xem thêm:  Nêu cảm nhận của em về hình ảnh hàng tre trong khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Khi đến núi Tam Điệp Sở và Lân đều ra đón, mang gươm trên lưng mà xin chịu tội. Vua phân tích rõ công và tội của Sở và Lân. Vua đã cho Ngô Thị Nhậm ở lại làm việc cùng Sở và Lân nhằm mục đích bày mưu tính kế. Vua Quang Trung lại nói lần này phương lược tính sẵn rồi chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được quân Thanh. Nhưng chúng gấp mười lần nước mình thua đau sẽ trả thù đời thì đời sống của nhân dân sẽ vô cùng khốn khổ vì nạn binh đao. Chờ mười năm nữa nước ta lớn mạnh có sợ gì chúng. Bọn Sở và Lân đều lạy tạ, trong lòng chúng thấy rất rõ sự am hiểu, quân lệnh nghiêm chỉnh và vô cùng cảm kích trước sự vị tha độ lượng của vua Quang Trung. Đêm 30 tháng Chạp vua cho mở tiệc ăn khao quân, chia quân làm ba đạo và bảo kín với các tướng đêm lập tức lên đường hẹn ngày mùng 7 năm tới thì vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Giọng nói người sang sảng âm vang khắp quan lính. Xong bữa tiệc ai cũng vui mừng, vui chơi thỏa thích. Đúng ngày, cả năm đạo quân đều vâng lệnh, gióng trống lên đường ra bắc. Để giữ sức cho binh lính vua cho dùng cáng làm võng cứ 2 người khiêng 1 người ngủ, luôn phiên đi suốt ngày đêm. Khi đến sông gián, ai nấy đều mệt lử, áo quần lôi thôi, mặt mũi bơ phờ, người bám đầy bụi bặm do hành quân quá dài nhưng vì lòng yêu nước yêu tổ quốc nghĩ đến lời an ủi của vua binh lính lại phấn chấn, sẵn sàng chiến đấu. Nghĩa binh giặc trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước nháo nhác, lúc đến sông Thanh Quyết, toán quân Thanh đi do thám từ đằng xa trông thấy bóng cũng chạy nốt vừa cho binh lính chạy theo bắt sống được hết vì vậy quân Thanh không hề có ai về báo tin. Việc tiến quân của ta là hoàn toàn bí mật đến đồi Hà Hồi, Ngọc Hồi.

Nửa đêm ngày mùng 3 tháng giêng, năm Kỷ Dậu (1789) vua tới đồn ở làng Hà Hồi huyện Thượng Phúc lặng lẽ vây kín làng rồi dùng kế nghi binh bắc loa truyền gọi :"Quân" Tiếng quân lính luân phiên nhau:

– Dạ…dạ…

Vang khắp cả vùng trời để hưởng ứng nghe như có hơn vài vạn người. trong đồn lúc ấy mới biết, ai nấy run lẩy bẩy rụng rời sợ hãi, liên xin ra hàng, lương thực khí giới đều bị quân ta lấy hết. Vua lại truyền lấy 60 tấm ván, cứ ghép liền 3 tấm thành 1 bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là 20 bức, lưng giắt dao ngắn. hai mươi người khác dùng binh khí theo sau, dàn thành hàng ngang. mờ sáng ngày mùng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng phun khói lửa ra,khói tỏa mù mịt, cách gang tấc không nhìn thấy gì hòng làm quân ta hoảng loạn. Không ngờ trời bỗng trở gió Nam khiến khói bay ngược lại, quân Thanh tự hại mình. Quân ta gấp rút khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo 2 bên chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy toán loạn giày xéo lên nhau mà chết. Tên Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đống, máu chảy thành suối quân Thanh đại bại.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Bếp Lửa của nhà thơ Bằng Việt 

Trước đó, vua Quang Trung đã sai một toán quân theo bờ đê yên duyên kéo lên, mở cờ gióng trống để làm nghi binh ở phía Đông. Đến lúc ấy, quân Thanh đều hết hồn vía, vội vội trốn xuống đầm Mực, làng Quỳnh Đô. Quân Tây Sơn lùa voi cho giày đạp chết đến hàng vạn người. Giữa trưa hôm ấy, vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi kéo vào thành lại nói không nghe thấy tin cấp báo nên trong này Tết mọi người chỉ chăm chú đến yến tiệc. nào ngờ cuộc vui chưa tàn cơ trời đã đổ. Ngày mồng 4 bỗng thấy quân ở đồn Ngọc Hồi chạy về cấp báo, Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã chuồn trước qua cầu phao rồi nhằm hướng Bắc mà chạy. Quân Sĩ nghe tin hoảng hồn, tan tác bỏ chạy đánh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt, quân lính rơi xuống nước đến nỗi nước ở sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa. Quân ta ăn mừng chiến thắng vô cùng giòn giã.

Chiến công đại phá quân Thanh đã chứng tỏ nước ta là một nước mạnh mẽ, có độc lập, chủ quyền. Hằng năm dân ta vẫn tổ chức lễ hội Đống Đa để nhớ đến công lao của ông cha ta thời xưa và ôn lại chiến thắng lịch sử hào hùng của dân tộc đã đại phá quân Thanh rất thần tốc.  

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 KỂ VỀ MỘT TRẬN CHIẾN ÁC LIỆT EM ĐÃ HỌC, ĐƯỢC KỂ HAY ĐÃ XEM

Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán, giành lại độc lập cho nhân dân vùng Tĩnh Hải quân nhưng sau đó chưa lâu thì bị tướng Kiều Công Tiễn giết hại, âm mưu đoạt chức Tiết độ sứ. Nhận được tin dữ cha vợ bị tên giặc giết hại, Ngô Quyền tập hợp quân lính đem quân ra Bắc đánh tên nghịch tặc vì tội phản chủ. Nghe tin Ngô Quyền sắp đem quân ra đánh, Kiều Công Tiễn sợ hãi, chạy sang cầu cứu quân Nam Hán. Không bỏ lỡ cơ hội này, vua Nam Hán nhanh chóng tập binh lực lượng, giao cho con trai thứ chin là Hoằng Thao đem quân sang xâm lược một lần nữa.

Nhận được tin Hoằng Thao đem quân sang đánh, sau khi tập hợp các đạo quân chính nghĩa, Ngô Quyền mang quân tiến ra thành Đại La giết chết Kiều Công Tiễn – kẻ đã “cõng rắn cắn gà nhà”, rước giặc xâm lược bờ cõi nước ta. Ông nói rằng:

  • Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát.
>> Xem thêm:  Cảm nhận về nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”

Các tướng lĩnh nghe theo chiến lược của Ngô Quyền, cho là phải lắm. Vừa lợi dụng được lòng hiếu chiến và non nớt của tướng địch, lại vừa có thể dựa vào sức mạnh thiên nhiên, thật không gì có thể tốt hơn được nữa!

Ngô Quyền nhanh chóng cho lính chặt những cây gỗ lớn nhất, chờ đến khi đêm xuống mới bắt đầu vát nhọn đầu, bọc sắt, chờ ngày ra trận. Bởi vậy mà mật thám quân thù không hề hay biết, chúng cứ ung dung tiến tới bờ cõi nước ta với thái độ ngông nghênh ngạo mạn.

Vào một ngày cuối đông năm 938, tại cửa sông Bạch Đằng, chiến thuyền của quân địch đã tới sát cửa sông. Hoằng Thao vừa đi vừa thét lớn:

  • Giao Chỉ bé nhỏ này, chỉ một tay ta là ôm được tất!

Ngô Quyền cho lính bơi thuyền nhẹ ra khiêu khích. Giặc hối hả bắn cung, tốt gươm sáng loáng, ta vờ thua lui về phía thượng lưu. Thấy quân sĩ ta chỉ có thuyền nhỏ, quân lại ít, giặc tưởng có thể dễ dàng ăn tươi nuốt sống nên hùng hổ tiến vào. Ngô Quyền lại cho quân lùi sâu hơn nữa. Hoằng Thao hung hăng cho quân lính tiến theo, âm mưu giết sạch hết binh sĩ của ta nhưng không thể ngờ rằng hắn đã sa vào bẫy quân ta giăng sẵn! Chiều đã ngả, triều cường bắt đầu rút xuống rất nhanh. Thuyền giặc lớn nên bị mắc cạn, rơi vào thế “Tiến thoái lưỡng nan”, tiến không được mà lui cũng chẳng xong. Lúc này, Ngô Quyền mới hạ lệnh binh sĩ từ hai bên tả hữu sông Bạch Đằng sông ra đánh. Hoằng Thao hét lên:

  • Binh sĩ đâu, tiến lên giành lấy đất Giao Chỉ cho ta!

Nhưng thuyền giặc sao có thể tiến thêm được nữa! Quân ta bơi thuyền nhỏ, xông ra tấn công kẻ thù dữ dội. Thuyền lớn của quân địch bị cọc đâm thủng hết, từng tên giặc lần lượt giơ kiếm đầu hàng. Quân Nam Hán thua chạy, còn Hoằng Thao đã tử trận cùng với nửa đám quân sĩ từ lúc nào. Thuyền giặc bốc cháy ngùn ngụt trên dòng sông Bạch Đằng, tiếng reo hò vang dội của quân sĩ ta vang lên. Đó là cái giá phải trả cho những kẻ đi cướp nước!

Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng ở biên giới, nghe tin con là Hoằng Thao đã tử trận bèn khóc thương rồi cho quân lui về. Từ ấy, nước Nam Hán không còn ôm mộng xâm lược nước ta nữa. Còn về phần Ngô Quyền, sau chiến thắng rực rỡ trên sông Bạch Đằng năm 938, trận thủy chiến oanh liệt của dân tộc ta, năm 939, Ngô Quyền xưng vương, lập ra nhà Ngô, đóng quân ở thành Cổ Loa.

Người đời còn nhắc tên vua Ngô Quyền với trận thủy chiến trên sông ấy mãi. Người ta nói rằng đó vừa là một vị tướng tài ba, lại là người am hiểu địa hình của đất nước, xứng đáng trở thành người đứng đầu cho một chính quyền còn non trẻ bấy giờ.

Bài viết liên quan