Phân tích bài thơ Bếp Lửa của nhà thơ Bằng Việt 


Đề bài: Phân tích bài thơ Bếp Lửa của nhà thơ Bằng Việt 

Bài làm

Bài thơ "Bếp Lửa" của tác giả Bằng Việt là một bài thơ hay viết về tình cảm bà cháu trong những ngày chiến tranh. Một tình cảm thiêng liêng gắn bó qua thời kỳ máu lửa của cả quê hương đất nước. Bếp lửa được sáng tác vào 1963 khi tác giả Bằng Việt đang sống tại nước Nga trong những ngày mùa đông lạnh lẽo, trong tâm trạng vô cùng nhớ quê hương đất nước, nhớ tới người bà thân thương của mình nên tác giả đã viết lên những vần thơ rung động lòng người thể hiện tình cảm bà cháu vô cùng sâu nặng.

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

phan tich bai tho bep lua - Phân tích bài thơ Bếp Lửa của nhà thơ Bằng Việt Phân tích bài thơ Bếp Lửa

Ngay từ khổ thơ mở đầu bài thơ "Bếp Lửa" tác giả Bằng Việt đã xây dựng một hình ảnh bếp lửa vô xúc động vừa hư vừa thực. Một bếp lửa với hình ảnh nông ấm, gắn liền với hình ảnh người bà của tác giả. Hai từ "chờn vờn" thể hiện một khoảnh khắc vừa hư vừa thực thể hiện một bức tranh vô cùng sinh động thể hiện một bức tranh vừa hư vừa thực. Chỉ với ba câu thơ mở đầu của bài thơ tác giả Bằng Việt đã viết lên một bức tranh về tình bà cháu vô cùng gần gũi thân thiết.

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay

Trong khổ thơ tiếp theo tác giả Bằng Việt đã nói lên ký ức tuổi thơ một bức tranh quê hương vô cùng thân yêu gần gũi với tác giả.
Hình ảnh người cha hiện lên trong cảnh miền Bắc nước ta gặp nạn đói kỷ lục hiện lên vô cùng xót xa. Bác Hồ ta từng nói rằng giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm chính là những giặc nguy hiểm như nhau, chính vì vậy việc loại bỏ những kẻ thù này là việc cần làm hàng đầu. Những câu thơ thể hiện sự xót xa nhiều cảm xúc của tác giả Bằng Việt.

>> Xem thêm:  Cảm nhận về tình cảm cha con của anh Sáu và bé Thu trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế

Trong khổ thơ tiếp theo của bài thơ "Bếp Lửa" thể hiện những dòng tâm sự của người cháu muốn nói với bà của mình, những kỉ niệm gắn bó với bà cháu. Tiếng tu hú hiện lên trong câu thơ như những lời nói thiết tha chân thành, thời gian tám năm thể hiện một quãng thời gian vô cùng dài gắn liền với con người trong đời sống của con người. Đó chính là một quãng thời gian gắn bó với con người trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tiếng tu hú xuất hiện làm cho nhịp thơ trở nên bồi hồi xúc động hơn, làm cho tác giả cảm thấy tha thiết nhớ nhung khi nhớ về người bà thân yêu của mình.

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
“Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!

Trong khổ thơ này tác giả Bằng Việt đã nói lên những tội ác của kẻ thù khi đã tàn phá gây nên nỗi đau tang thương cho những người dân quê nước ta. Chúng đã gieo cái chết, rồi đốt phá làng của người dân lao động của chúng ta, chà đạp lên cuộc sống bình yên của chúng ta, những tội ác đó thể hiện sự bất lương của kẻ thù, những kẻ đã gieo chiến tranh lên một vùng quê tươi đẹp.
Hình ảnh người bà xuất hiện lên với dòng ký ức của cháu một bà mẹ Việt Nam anh hùng kiên cường gan dạ gai góc. Dù trong khó khăn nghèo khổ bà vẫn luôn không chùn bước, nao núng hay run sợ. Thông qua những lời kể chân thành của cháu, khi viết thư cho bố, người bà luôn mong cho những người chiến sĩ nơi chiến trường được vững tâm để chắc tay súng, đối diện với kẻ thù.

>> Xem thêm:  Tam đại con gà

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”.

Trong khổ thơ tiếp theo của bài thơ "Bếp Lửa" thể hiện một hình ảnh bếp lửa vô cùng giản dị ấp áp nhưng lại có ý chí, kiên cường không ngại khó khăn. Trong những câu thơ đều chứa một niềm tin bất diệt như niềm tin của bà dành cho cuộc kháng chiến của cả dân tộc ta với kẻ thù đó là một niềm tin vào ngày mai toàn thắng, niềm tin này không điều gì có thể dập tắt được.

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”

Trong hình ảnh bài thơ "Bếp Lửa" thể hiện một người cháu đã trưởng thành nên vóc nên hình, giờ cháu đã trưởng thành, có niềm vui nhưng chưa bao giờ tác giả quên được người bà của mình. Nó chính là một phần ký ức mà tác giả không bao giờ quên được trong trái tim tác giả. Bà chính là người thân vô cùng quan trọng trong trái tim của tác giả dù có ở đâu thì tác giả vẫn luôn nhớ về bà của mình.

Bài thơ "Bếp Lửa" của Bằng Việt là một bài thơ viết về tình cảm bà cháu trong chiến tranh, thông qua bài thơ ta thấy được một phần chiến tranh vô cùng tàn khốc, ý chí kiên cường của những người dân trong thời kỳ nghèo khổ khó khăn của đất nước nhưng trong lòng họ vẫn tràn ngập niềm tin chiến thắng.

>> Xem thêm:  Nhân dịp ngày 20 tháng 11, lớp em có tổ chức cuộc thi viết báo tường. Em hãy viết một bài văn nghị luận với chủ đề: Nhớ ơn thầy cô

Bình Minh

Bài viết liên quan