Kể về lễ hội Trung thu quê em


Đề bài: Kể về lễ hội Trung thu quê em.

Bài làm

Trung thu là một trong những dịp lễ đặc biệt nhất trong năm của các nước Á Đông nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Với mỗi người Việt Nam, Tết Trung thu hay Tết đoàn viên mang đến một màu sắc rất riêng cho đời sống tâm hồn chúng ta. Lễ hội Trung thu năm em học lớp 6 là một trong những kỉ niệm ý nghĩa nhất đối với em.

Mỗi năm một lần, lễ Trung thu vẫn diễn ra thường niên với các hoạt động không thay đổi. Bản thân em cũng trải qua nhiều cái Tết Trung thu khác nhau nhưng cảm giác háo hức mong chờ và hạnh phúc tận hưởng đêm Rằm chưa bao giờ phai nhạt. Năm học lớp 6, em đã được trải qua một trong những ngày hội Trung thu đặc biệt nhất bên bà nội – người em yêu quý nhất trên đời.

Từ nhỏ gia đình em đã chuyển ra thành phố ở, do đó chỉ những dịp lễ tết hay nghỉ hè em mới được về quê chơi. Nhưng phải đến lớp 6, đó là năm đầu tiên em được đón Trung thu ở làng quê đúng nghĩa.

Mỗi dịp Trung thu trước đây, em đều được bố mẹ cho đi trung tâm bách hóa đón Trung thu cùng rất nhiều người dân sống quanh đó. Em sẽ được quản lí của Trung tâm hướng dẫn tham gia các trò chơi khác nhau rồi sau đó được đi rước đèn quanh sân trung tâm và phá cỗ.

>> Xem thêm:  Hãy kể lại một lễ hội dân gian mà em biết hoặc được tham dự

auto draft 1 - Kể về lễ hội Trung thu quê em

Kể về lễ hội Trung thu quê em

Tuy nhiên, Trung thu ở làng quê lại mang đến cho em nhiều điều mới lạ vô cùng thú vi và thân thương. Tối Trung thu, em cầm chiếc đèn ông sao năm cánh xanh đỏ theo các anh chị lớn ra đình làng. Ở đó, các anh chị cán bộ đoàn sẽ chuẩn bị biểu diễn các tiết mục múa hát. Tiết mục múa lân là thú vị nhất. Hình đầu lân khổng lồ do các anh chị trong làng tự tay làm bằng bìa cát-tông rồi tô màu, dán giấy xung quanh vừa đáng yêu, vừa thể hiện sự khéo léo của con người thôn quê. Sau đó, chúng em sẽ được rước đèn lồng. Khác với chiếc đèn lồng nhựa các bạn nhỏ dùng của trung thu thành phố, các bạn nhỏ ở làng quê đa phần là dùng đèn lồng gỗ mua hoặc do chính ba, mẹ của các bạn làm cho. Mặc dù không được bắt mắt nhưng những chiếc đèn lồng là biết bao tình cảm thân thuộc nơi thôn dã. Chúng em nối đuôi nhau thành hàng dài. Đầu hàng là một anh thanh niên cầm chiếc đèn cá chép to nhất. Chúng em lần lượt nối đuôi nhau di chuyển quanh sân làng một vòng rồi bắt đầu tiến ra con ngõ chính của làng. Vừa đi, chúng em vừa hát vang bài ca “Tùng dinh…” rước đèn. Nơi quê nghèo ánh điện tù mù nay bỗng sáng lấp lánh nhờ những chiếc đèn và rộn vui tiếng hát ca của trẻ nhỏ. Rước hết một vòng quanh làng, chúng em trở lại sân đình và bắt đầu tiết mục thú vị nhất – phá cỗ. Một chị lớn bước lên bục, cầm mic và bắt đầu kể lại câu chuyện về sự tích chú Cuội, chị Hằng… Câu chuyện cổ tích năm nao em cũng được nghe mà sao hôm nay lại thấy nó linh thiêng quá. Tất cả lặng im theo lời kể của chị. Chị kết thúc câu chuyện bằng tiếng hô vang “Phá cỗ nào các em!”, thế là cả lũ trẻ ào ào lao vào mâm cô trung thu đầy hoa quả, bánh kẹo, bánh nướng, bánh dẻo… như “vỡ trận”. Mâm cỗ Trung thu có thể không to và đủ đầy như ở thành phố, nhưng nó mang nặng tình cảm của các bậc phụ huynh mong con em có một ngày lễ thật vui vẻ.

>> Xem thêm:  Em hãy tả lại vườn cây lưu niệm ở trường em

Chúng em ra về khi trăng đạt độ sáng nhất. Bà nội đang ngồi trước hè nhâm nhi một miếng bánh trung thu cùng ngụm nước chè tươi. Em lao vào lòng bà nội. Bà nội ôm lấy em rồi xoa đầu, kể cho em nghe những câu chuyện về cái Tết Trung thu xa xưa còn nghèo, còn đói nhưng vui lắm. Em đi vào giấc ngủ trong hơi thở thanh bình và ánh trăng mát rượi của quê hương.

Có lẽ kỉ niệm đón Tết Trung thu ấy là kí ức em sẽ mãi không thể nào quên. Em thêm yêu bà nội, yêu người dân thôn quê và yêu quê hương của mình hơn. Ước gì, Trung thu năm tới em lại được trở về một lần nữa.

Hoài Lê

Bài viết liên quan