MS120 – Tôi hỏi người, người sống với người như thế nào?


Đề bài: Tôi hỏi người, người sống với người như thế nào? Dựa vào bài thơ "Hỏi" – Hữu Thỉnh. Trình bày quan điểm của em về câu hỏi trên.

Bài làm

Trong cuộc sống, có rất nhiều điều tưởng chừng như nhỏ nhặt với người này nhưng lại có sức tác động rất lớn đối với người khác. Với ai đó, cuộc sống này có thể đơn thuần là một bài văn hay bài thơ, thậm chí là một câu chuyện vậy. Với tôi, cuộc sống luôn là người bạn tri kỉ. Giọng thơ lúc êm dịu, lúc nồng nàn tha thiết, nó xa xăm như đang hỏi mà cũng như đang trả lời vậy. Lúc hỏi da diết, cuồng nhiệt. Sao không là thế này, thế kia để hết mình với cuộc sống như những vật vô tri? Đời người rồi cũng sẽ qua đi. Thời gian vô hạn mà kiếp người hữu hạn. Vậy tại sao không sống một cuộc đời thật ý nghĩa?

Nếu có một ngày nào đó, bạn cảm thấy như cuộc sống này vô cùng nhàm chán và mệt mỏi hãy lắng nghe câu chuyện về cách tồn tại của tự nhiên này, bạn nhé! Nó sẽ giúp bạn vượt qua đó.

nguoi song voi nguoi the nao - MS120 - Tôi hỏi người, người sống với người như thế nào?

Con người chúng ta cũng vậy, ai chẳng có lúc thất bại, gục ngã nhưng việc ta đứng dậy từ chỗ ngã ấy. Quanh ta, cả những vật vô tri vô giác còn tựa vào nhau để sống: lối sống “tôn cao nhau” của đất, “làm đầy nhau” của nước và “đan vào nhau” của cỏhuống chi là con người ta sao không tựa vào nhau để sống, tạo nên một khối đoàn kết nhất định?

>> Xem thêm:  Giới thiệu về tác phẩm Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch

Hữu Thỉnh là một nhà thơ, nhà văn, với tài năng của mình, ông đã đặt câu hỏi tu từ 3 lần thể hiện nỗi trăn trở, chiêm nghiệm về lẽ sống trong cuộc đời mỗi con người trước cuộc đời luôn rình rập nhiều sóng gió, bất trắc. Cách đặt câu hỏi độc thoại nội tâm của ông cùng cách diễn đạt mang tư duy triết lí, khẳng định phương châm sống cao thượng, vượt lên mỗi cái “tôi” của chính bản thân mình. Dưới con mắt của tôi thì bài học về đạo lí làm người không chỉ là một bài thơ. Tôi đã đọc nhiều lần, mới đầu chỉ vì yêu thích nhưng rồi mỗi lần đọc lại, suy ngẫm, từng ca từ cứ ấm dần lên vậy. Nhịp thơ nhẹ nhàng như mở đầu một điều thổ lộ tâm tình, đưa ta vào sự lien tưởng giữa đất, nước, và cả cỏ nữa. Vẫn là mạch cảm xúc của con người được sống trong cuộc sống đầy khó khăn, như đất với nước, cỏ chúng đều dựa vào nhau tồn tại, gieo vui trong gió chiều. Sự liên tưởng sâu sắc ấy đã liên hệ cho tôi mối quan hệ giữa cuộc đời mỗi con người, với cộng đồng, với dân tộc mình đang sống. Cuộc sống chưa bao giờ là một đường thẳng cả, ta phải cảm thong, chia sẻ với những số phận kém may mắn, đoàn kết với đồng bào mình. Biết hi sinh, dâng hiến, biết sống mình vì mọi người Xin được cảm ơn tác giả của bài thơ, họ không chỉ đem đến cho đời những lời thơ mà còn mang đến cho tôi một triết lí sống thông qua những vật vô tri. Tôi không phải một người sành văn học. Nhưng với tôi, câu hỏi ấy vẫn như một người bạn đồng hành, người bạn ấy bên tôi và nhắc nhở tôi mỗi lần ứng xử với mọi người xung quanh:

>> Xem thêm:  MS108 - Sống là phải tỏa sáng?

“Tôi hỏi người, người sống với người như thế nào?”

Hằng ngày, tôi được tiếp xúc với nhiều bạn trẻ. Có ai không giữ trong mình một khát vọng để làm động lực? Những người lính đã nguyện theo trọn lí tưởng thì cần lắm chứ những khát vọng. Khát vọng cống hiến vì nhân dân, vì tổ quốc Việt Nam. Đó là niềm vui, là giá trị hạnh phúc mà tôi luôn hướng tới. Như chiếc lá góp phần làm nên rừng cây xanh căng tràn nhựa sống. Mỗi chúng ta là một phần của quê hương yêu thương này.

"Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người sống để yêu nhau"

(Trích Bài ca xuân 1961- Tố Hữu)

Vâng! Nếu người với người sống để yêu nhau như nhà thơ Tố Hữu đã nói thì còn chi những nét tiêu cực trong đời sống này mà khiến ta phải lên án. Hiện nay, ở môi trường giáo dục, học sinh đã có nhiều hành động như gây bè kết phái, đánh nhau,… Vẫn biết là ở mỗi ngành, mỗi nghề, mỗi môi trường đều có những “con sâu ’’ nhưng với tôi thì số lượng đó chắc chắn không đáng kể. Bởi tôi nhớ từ khi còn học lớp 1, những bài giảng của cô giáo đã khẳng định điều đó ngay từ đầu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Trong cuộc sống hằng ngày cũng vậy, tôi luôn nỗ lực học hỏi hết mình, trau dồi để có phương châm sống đẹp như đất, nước, cỏ vậy. Cố gắng lên bạn nhé! Tôi luôn nghĩ về ngày mai, một thế hệ trẻ không chịu sống đời nhỏ nhoi, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, đưa đất nước đi lên, biết cống hiến và hi sinh vì bình yên cuộc sống. Với niềm tin rằng thế hệ ấy có bản thân mình là cảm giác tự hào thật sự.

>> Xem thêm:  MS113 - Viết thư cho mẹ của em

Đào Khánh Linh

Lớp 9C – Trường THCS Yên Lạc, Yên Thủy, Hòa Bình

Bài viết liên quan