MS127 – Suy nghĩ về vấn đề thực phẩm bẩn trong xã hội ta hiện nay


Suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề thực phẩm bẩn trong xã hội ta hiện nay

Bài làm

Bạn có bao giờ tự hỏi thực phẩm bẩn đến từ đâu? Vì sao thực phẩm bẩn có thể được sản xuất ồ ạt và xuất hiện phổ biến trên thị trường hàng hóa và tiêu dùng? Và liệu sức khỏe của tất cả chúng ta có được đảm bảo khi ngày ngày sử dụng chúng? Những câu hỏi gây nhức nhối ấy đã và đang là đề tài nóng hổi không chỉ của giới báo chí, của các cấp chính quyền mà còn là mối quan tâm, lo lắng hàng đầu của tất cả mọi người.

Vậy thực phẩm bẩn là gì mà nó đang trở thành mối nguy hại tiềm ẩn đối với sức khỏe con người? Có nhiều cách để định nghĩa về thực phẩm bẩn như là nguồn thực phẩm không rõ xuất xứ; thành phần chế biến đang được bán trôi nổi; là nguồn thực phẩm ôi thiu đáng lẽ phải được tiêu hủy nhưng lại được các chủ quán đường phố tận dụng lại; là nguồn thực phẩm bẩn do khâu sản xuất không đạt chuẩn quốc gia tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh dịch bệnh;… Tất cả những cơ sở lập luận trên đều hợp lí cho định nghĩa thực phẩm bẩn. Bởi hiểu theo một cách đơn giản thì “thực phẩm bẩn” được xem là bẩn khi tự bản thân nó không còn sạch, không đáp ứng được chế độ dinh dưỡng đề ra và nhất là do môi trường tác động khiến nó bị biến chất trở nên “bẩn”.

>> Xem thêm:  MS161 - Tưởng tượng là Liên kể lại truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam

nghi luan xa hoi ve van de thuc pham ban - MS127 - Suy nghĩ về vấn đề thực phẩm bẩn trong xã hội ta hiện nay

Như vấn đề đã được đề ra ở đầu bài viết, thực phẩm bẩn đến từ đâu mà lại có thể được buôn bán tràn lan một cách công khai trên thị trường? Chúng ta có thể giả định một số tình huống. Một người nông dân muốn tăng năng suất thu hoạch nên sử dụng nhiều phân bón hóa học, chất kích thích,… Kết quả là thành phẩm đưa ra đẹp về hình dáng, to về kích thước nhưng lại không đáp ứng được dưỡng chất sẵn có. Hay hiểu đúng hơn thì hàm lượng độc tố trong thành phẩm cao hơn hàm lượng dinh dưỡng một cách đáng kể. Hoặc một người bán hàng rong muốn tăng thu nhập nên sử dụng các nguồn thực phẩm rẻ tiền hoặc tận dụng lại nhiều nguồn thức ăn thừa sẵn có để chế biến và đưa ra bán trên thị trường. Từ những ví dụ ấy, chúng ta có thể kết luận được rằng thực phẩm bẩn đến từ lòng tham, sự suy thoát về đạo đức của chính người bán hàng và cả sự dễ dãi, thị hiếu mua hàng của mỗi cá nhân người tiêu dùng. Nếu người mua không yêu cầu quả phải to, phải đẹp hay thịt phải tươi, phải có màu, phải có trọng lượng thì người sản xuất không bất chấp hậu quả tạo ra những sản phẩm với mục đích bán được hàng.

Sức khỏe của chúng ta do chính chúng ta bảo vệ. Do đó, người tiêu dùng phải cảnh giác để có thể chọn lựa được những sản phẩm sạch, nhà phân phối phải tìm những nguồn hàng đạt chuẩn quốc gia, đáng tin cậy và nhất là những nhà sản xuất phải biết điều chỉnh đúng mức, sáng tạp hơn trong khâu nuôi trồng để tiết kiệm chi phí đầu tư để đưa ra những sản phẩm thực sự chất lượng. Ngoài ra, các cơ quan chức năng phải thường xuyên đi thanh tra, giám định khâu sản xuất, chế biến, xử lí nghiêm các hành vi vi phạm thì mới có thể chặn đứng được đại nạn “thực phẩm bẩn”. Bởi lẽ, hơn một nửa dân số ở Việt Nam nhập viện vì các vấn đề liên quan đến chế độ ăn uống hay nói rõ hơn là do chính thực phẩm họ đã sử dụng. Các vụ ngộ độc thức ăn làm hàng loạt công nhân ngất xỉu ngay trong giờ làm việc; hai an hem sau khi ăn quả nhãn do nhà trồng cũng phải ngay lập thức vào viện cấp cứu; Đó là những minh chứng điển hình cho việc sử dụng thực phẩm bẩn mà chúng “bẩn” quá mức. Còn những thực phẩm khác thì lại đang từ từ làm hại cơ thể người khỏe mạnh, làm hao mòn sức lực tuổi trẻ. Chúng ta có thể thấy rất rõ việc nhà nước hàng năm phải chi trả rất nhiều tiền cho việc bảo vệ sức khỏe của người dân. Nếu như mỗi người có thể tự ý thức, biết kiểm soát hành vi thì chúng ta đã có thể tiết kiệm được một khoản rất lớn.

>> Xem thêm:  MS122 - Cảm nghĩ về bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên

Qua ví dụ về hai an hem sau khi ăn quả nhãn do nhà trồng phải vào viện mà chuyển động 24h đã đưa tin thì tôi hy vọng đó là hồi chuông cảnh tỉnh cho những nhà sản xuất. Hãy đặt mình vào vị trí của người tiêu dùng! Bởi tại một thời điểm nào đó trong tương lai, chính các bạn sẽ là những người tiêu dùng, sẽ mua lại những sản phẩm ấy để sử dụng. Do đó, vì sức khỏe của chính bạn và của cả cộng đồng, hãy cùng chung tay loại bỏ thực phẩm bẩn và hướng tới một cuộc sống “Nói không với thực phẩm bẩn”

Cuộc sống phát triển thì thị hiếu cũng từ ấy phát triển theo. Nhưng điều đố không đồng nghĩa với việc đạo đức và sức khỏe lại tụt xuống. Do vậy, để cuộc sống của chính bạn và của cả cộng đồng, hãy cùng nhau hành động để tẩy chay thực phẩm bẩn. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau hướng tới một tương lai tốt đẹp cùng với trái tim khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng!

Huỳnh Thị Bảo Châu

Lớp 12/11 – Trường THPT Hoàng Diệ, Hà Nội

Bài viết liên quan