MS132 – Cảm nhận hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài thơ của Quang Dũng


Cảm nhận hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài thơ của Quang Dũng

Bài làm

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, hình ảnh người lính vốn trở thành đề tài nổi bật của các thi nhân đã diễn đạt thành công hình ảnh người lính. Bài thơ Tây Tiến của nhà thơ hào hoa Quang Dũng là một kiệt tác xuất sắc sau năm 1945 về hình ảnh người lính Tây Tiến nơi hiểm trở được diễn đạt qua đoạn thơ sau:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc trời xanh

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Bài thơ Tây Tiến như bộc lộ lại nỗi nhớ của tác giả về những người đồng đội cũ trong binh đoàn Tây tiến được sáng tác năm 1948. Bài thơ được viết theo thể thơ hiện đại bảy chữ với cách ngắt nhịp vô cùng đa dạng phong phú.

nguoi linh tay tien - MS132 - Cảm nhận hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài thơ của Quang Dũng

Ảnh tác giả cung cấp

Ở những dòng thơ trước, tác giả nhìn thấy bao hình ảnh người lính Tây Tiến trong cuộc hành quân vất vả, tàn khốc vẫn đầy lãng mạn, tâm tình để cảm nhận vẻ đẹp không gian rừng núi Tây Bắc. Người lính được miêu tả tỉ mỉ để hiện rõ bức tranh thiên nhiên, tạo nét tương đồng và đối lập. Đến khổ thơ này, tác giả dành tình cảm đặc biệt về hình ảnh người lính cùng sự hi sinh bi tráng, hào hùng của họ. Giọng thơ độc đáo, dí dỏm trong hình ảnh người lính kiêu hùng:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

Hình ảnh miêu tả từ hiện thực khó khăn gian khổ mà chỉ có người lính Tây Tiến gặp phải.Tóc chẳng còn, thân chịu sốt rét hoành hành làm họ xanh xao, tiều tụy: “ Không mọc tóc” “quân xanh màu lá” chỉ có binh đoàn Tây Tiến xa xôi, hiểm trở. Họ là những thanh niên tuổi trẻ, rời xa Hà Thành để hi sinh cống hiến bảo vệ chốn biên cương chịu gió sương. Ngoài ra họ còn có vẻ ngoài bặm trợn"dữ oai hùm" làm cho kẻ thù khiếp sợ. Tuy nhiên qua sự miêu tả đặc sắc của tác giả, họ lại toát lên vẻ phi thường, mãnh liệt vượt lên hoàn cảnh như những mãnh thú rừng xanh. Hai câu thơ thể hiện tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường của người lính Tây Tiến trong môi trường khắc nghiệt.

>> Xem thêm:  Phân tích tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc

Khí hậu khắc nghiệt, bệnh tật đã làm thay đổi ngoại hình của người lính Tây Tiến, từ những cậu học trò nào giờ đã trở thành một con người dãi dầm với gió sương. Qua hai câu thơ này lại gợi cho ta nhớ về bài thơ Đồng chí” của Tố Hữu với những hình ảnh người lính nông dân chịu đầy cực khổ, bệnh tật “Rét run người, vầng trán ướt mồ hôi”.

Sau hình ảnh chân dung người lính mãnh liệt trong chốn rừng núi hiểm trở, tác giả nghĩ thầm đến tâm hồn lãng mạn, hào hoa của những người lính Tây Tiến:

‘Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm’

Hai hình ảnh vừa thực tế vừa lãng mạn có sự liên kết mật thiết. Ánh mắt trừng ‘gửi mộng qua biên giới’ thể hiên sự uy phong, lẫm liệt cũng bộc lộ tâm sự mơ màng của những người lính trẻ Hà Nội. ‘Mắt trừng’ đó có thể sự căm thù giặc ngoại xâm của những anh hùng kiêu hãnh Tây Tiến. Những ánh mắt như hiện lên ngọn lửa hi vọng và tinh thần chiến đấu oai hùng, không chút lo lắng cho số phận mơ màng nhớ chốn biên cương hay dáng kiều thơm kia. ‘Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm’ những người lính trẻ ngày ngày canh gác biên cương xa xôi, với tướng mạo vô cùng dữ tợn nhưng đêm họ tâm tư tình cảm họ lại trái ngược hoàn toàn. Vì xuất thân là tầng lớp tiểu tư sản nên họ có một tâm hồn vô cùng lãng mạn và hào hoa. Khi đêm tối xuống, trong giấc mơ của những người lính Tây Tiến là sự nhớ thương của người lính về một Hà Nội xưa, hay đơn giản nhớ người thân quê nhà cả người yêu thân thiết mà không bao giờ mờ nhạt trong họ. Đó có thể là hình ảnh cô gái quen nhau trước khi đi hay có thể là cô gái chưa từng quen biết chỉ nhẹ lướt qua ở chốn Hà Thành. Chi tiết này thể hiện sự tinh tế của Quang Dũng, tác giả miêu tả đặc sắc chân dung người lính trong nét phi thường nhưng vẫn không quên đồng cảm một giấc mơ vô cùng đơn giản mà rất lãng mạn, giấc mơ về một về dáng kiều thơm duyên dáng kia.

Qua hai câu thơ trên, ta có thể thấy tính cách của họ trái ngược hoàn toàn với ngoại hình tuy có vẻ bề ngoài khác thường nhưng họ lại có một tình cảm vô cùng lãng mạn và nên thơ. Những khó khăn mà người lính phải đối mặt vô cùng nhiều, nhiều hơn cả cái cái chết. Âý vậy mà khi nói đến cái chết của họ, Quang Dũng viết thật đặc biệt:

>> Xem thêm:  MS140 - Suy nghĩ về tuổi 17

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

Ở bốn câu thơ đầu, tác giả đã khắc họa thành công ngoại hình cũng như tính cách của người lính Tây Tiến qua việc sử dụng nghệ thuật tương phản. Qua đó làm nổi bật hình ảnh người lính Tây Tiến, tuy xa mà gần, tuy có vẻ có khác thường nhưng đầy hào hoa và lãng mạn.

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc trời xanh”

Ngoài vẻ đẹp hiên ngang, lẫm liệt tác giả còn khắc họa vẻ đẹp trong cái chết.Ở hai câu thơ, tác giả đã khắc họa cái chết đầy bi tráng của người lính Tây Tiến. “Rải rác” chỉ số lượng nhiều không thể nào đếm trên con đường núi rừng biên cương chống kẻ thù xâm lược. Trên đoạn đường hành quân Tây Tiến xa xôi, nhiều chiến sĩ đã phải ngã xuống vì chiến đấu với quân thù, vì bệnh tật những cơn sốt rét hoành hành. Với biện pháp nói giảm nói tránh nhằm che giấu đi sự đau thương mất mát của người lính trẻ tác giả đã tinh tế tôn vinh những cái chết hi sinh cao thượng. Chiến trường khốc liệt không thể mang lại cho người ra đi một nơi an nghỉ vĩnh viễn thật tốt bên cạnh những người thân yêu. Ngã xuống trên mảnh đất biên cương, họ sẽ là những “mồ viễn xứ”tiếp tục ngày đêm canh giữ từng tấc đất thân thương. Từ đó chúng ta có thể khẳng định sự bất tử của những con người vĩ đại ngã xuống vì nền độc lập tự do.

“Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông mã gầm lên khúc độc hành”

Hai câu thơ cuối của đoạn thơ, tác giả tiếp tục bộc lộ sự bi tráng về cái chết của những người lính. Trong hình ảnh của vị tướng quân oanh dũng luôn có một chiếc áo bào, ở đây tác giả lấy hình ảnh “ áo bào thay chiếu” nhằm làm nổi bật sự oanh dũng của những người lính. Ngoài ra, ở câu thơ này tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ để làm cho câu thơ thêm độc đáo, mới lạ. “Anh về đất” theo quan niệm của dân gian “Sống gởi thác về” câu thơ có nghĩa là người lính Tây Tiến đã hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành nghĩa vụ với dân tộc, với đất nước thân thương. Họ đã thanh thản ra đi trở về bên kia thế giới, với đất mẹ.

>> Xem thêm:  Kể lại câu chuyện Những ngôi sao xa xôi cúa Lê Minh Khuê

“Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Cái chết của người lính Tây Tiến làm cho đất trời luyến tiếc, cả thiên nhiên Tây Bắc cũng gào thét. Sông Mã “ gầm lên” như một bản nhạc trung điệu tiễn đưa người lính Tây Tiến vừa đưa cái chết vào cõi trường cửu, nâng cái chết của họ lên tầm vĩ đại.

Qua bốn câu thơ cuối ta đã thấy cái chết bi tráng của những người lính Tây Tiến. Nhưng cái chết ấy đầy luyến tiếc, với những người còn sống sẽ là nỗi đau không quên của những người đồng chí.

Trong câu thơ “Chiến trường đi chẳng tiếc trời xanh thể hiện” mạnh mẽ lí tưởng sống của người lính Tây Tiến. Họ vì yêu nước có thể gạt đi tất cả tương lai của bản thân chấp nhận xa gia đình, người thân, cả người yêu dù có hi sinh hay gặp khó khăn trắc trở vẫn không lùi bước. Qua đó thể hiện tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường của người lính nơi chốn biên cương quyết hi sinh vì lí tưởng sống.

Qua hình ảnh nổi bật của người lính tác giả đã miêu tả được hoàn toàn hình tượng các người lính Tây Tiến, những anh hùng kiêu hãnh quên mình vì đất nước kết hợp với khá nhiều biện pháp nghệ thuật độc đáo tác giả đã cho người đọc hiểu thêm về người lính vất vả lúc bấy giờ cũng như những cực khổ mà họ đã trải qua trong suốt năm tháng đó.

Đoạn thơ đã thể hiện trọn vẹn hình ảnh oai hùng cả sự hào hoa kết hợp cái chết bi tráng và lí tưởng sống của người lính trong bài thơ. Hình ảnh người lính hiện lên mang vẻ đẹp bi tráng trong cảm ứng lãng mạn và ngợi ca vị anh hùng. Cùng với việc kết hợp các nghệ thuật, biện pháp tu từ tác giả đã khắc họa thành công chân dung người lính Tây Tiến đầy tình yêu nước và ý chí kiên cường càng quý trọng những thứ trong cuộc sống hơn vì nó do những chiến sĩ đã hi sinh cả tính mạng để đánh đổi bảo vệ độc lập, tự do.

Lê Như Hoàng Nguyên

Lớp 12CB4 – Trường THPT Đỗ Công Tường, Cao Lãnh, Đồng Tháp

Bài viết liên quan