MS356 – Suy nghĩ về câu chuyện cảm động về con thằn lằn bị kẹt trong hang


Đề bài: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện sau:

“Đây là câu chuyện có thật diễn ra ở Nhật Bản – câu chuyện lạ lùng và cảm động về một loài vật vốn đã rất quen thuộc với chúng ta.

Chuyện kể rằng, khi sửa nhà, một anh thanh niên người Nhật đã nhìn thấy một con thằn lằn bị kẹt bên trong khe hở nhỏ giữa hai bức tường bằng gỗ. Một sự tình cờ nào đó đã khiến chân chú thằn lằn tội nghiệp bị cây đinh ghim vào tường. Nhưng lạ lùng hơn nữa là căn nhà đã được xây dựng hơn mười năm, điều đó đồng nghĩa với việc chú đã sống trong tình trạng này suốt thời gian qua.

Quá ngạc nhiên với những gì đang diễn ra trước mắt, chàng trai bèn ngưng làm việc và tò mò theo dõi xem chú thằn lằn đã sống ra sao trong tình trạng bị “cầm tù” như vậy. Không lâu sau đó, anh nhìn thấy một con thằn lằn khác xuất hiện, miệng ngậm đồ ăn đến bên con thằn lằn bị ghim vào tường.

Một cảnh tượng thật cảm động. Con thằn lằn bị ghim đinh đã được một con thằn lằn khác nuôi ăn trong suốt 10 năm qua. Không ngờ loài vật tưởng chừng không suy nghĩ, không cảm xúc lại có thể có một tình cảm sâu nặng đến vậy. Có lẽ, chỉ có tình yêu mới tạo nên nghị lực sống và tinh thần phục vụ kỳ diệu đến thế.

Thử tưởng tượng cặp thằn lằn ấy đã sống thế nào suốt chừng ấy năm. Chắc hẳn con thằn lằn bị ghim đinh dù phải chịu đau đớn nhưng vẫn không ngừng hy vọng. Với con còn lại, nó đã làm việc không biết mệt mỏi và không hề bỏ rơi bạn mình trong suốt 10 năm. Loài sinh vật nhỏ này đã làm được điều mà con người chúng ta cũng phải thán phục.

Chúng ta thì sao? Cuộc sống ngày một tiện nghi, nhưng dường như những công nghệ hiện đại khiến con người ngày càng trở nên xa lạ và thờ ơ với nhau hơn. Đằng sau cuộc sống nhộn nhịp kia, thiếu gì những tâm hồn cô độc. Giữa cái vẻ hào nhoáng của chốn đô thành, ai dám nói rằng đã hết những kẻ vô gia cư… Con người dù ở thời đại nào đi nữa cũng luôn cần một chốn để nương thân, cần có tình yêu để làm nên ý nghĩa trọn vẹn cho đời!”

Bài làm

Cuộc sống con người đang ngày càng tiện nghi, nhưng chúng ta nhận ra một thực tế đó là công nghệ đang dần chia cắt con người. Khiến con người ngày càng trở nên thờ ơ, vô cảm với nhau. Không muốn cố gắng vươn lên và tin tưởng vào nhau. Vậy cuộc sống con người sẽ ra sao nếu mỗi trái tim đều bị đóng băng. LevTolstoy đã từng nói rằng: “Ở đâu có tình yêu, ở đó có sự sống”. Con người sống phải có tinh thần tương thân tương ái, yêu thương lẫn nhau. Và câu chuyện “Hai con thằn lằn” đã trở nên quen thuộc với chúng ta, đánh thức tình thương con người trong lòng nhiều người. Còn ban thì sao?

Một anh thanh niên người Nhật trong lúc sửa nhà đã tìm thấy một con thằn lằn bị đinh ghim chân vào tường gỗ đã được 10 năm. Sau khi quan sát, anh thấy có một con thằn lằn khác mang đồ ăn đến cho con bị ghim vào tường. Câu chuyện nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa lớn. Loài động vật chỉ sống theo bản năng của nó, vậy mà khi đồng loại của nó gặp nạn, bản năng của nó không cho phép nó bỏ rơi đồng loại. Vậy chúng ta là con người, có một trái tim và lý trí, chúng ta cũng phải biết yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ với những người xung quanh. Câu chuyện “Hai con thằn lằn” muốn dạy mỗi người chúng ta bài học về tình yêu thương con người và nghị lực sống, sức mạnh trong cuộc sống hằng ngày.

>> Xem thêm:  MS275 - Suy nghĩ về nhận định: Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố

Trong bài hát “Để gió cuốn đi” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có một câu nhạc mà chúng ta vẫn hay hát:

“Sống trong đời sống

Cần có một tấm lòng

Để làm gì? Em biết không?

Để gió cuốn đi…”

Tấm lòng biết chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ cho những người kém may mắn hơn thể xác cũng như tinh thần như tinh thần. Tình yêu không phân biệt đẳng cấp, giới tính, màu da, giàu nghèo. Khi yêu thương, con người ta sẽ cùng đập một nhịp đập của con tim, con người sẽ đồng cảm cho nhau. “Tình thương là hạnh phúc của con người”, ta cho đi mà không tính toán thì bản thân mình cũng nhận được sự thanh thản trong lòng. Những người cần chúng ta giúp đỡ luôn ở xung quanh ta. Họ hy vọng bản thân mình sẽ có người đưa tay ra mà giúp đỡ hoj, đồng cảm,sẻ chia với mình. Tình yêu không chỉ dừng lại ở đôi nam nữ, nhưng đó là thứ xuất phát từ nơi trái tim đang đập, trái tim biết yêu thương đồng loại. Đó có thể là tình yêu máu mủ ruột thịt, là tình bạn bè, thầy cô, hay chỉ cần đó là người cần đón nhận sự yêu thương từ bạn. Câu chuyện người ăn xin mà chúng ta đã được học năm lớp 4 mấy ai còn nhớ. Câu chuyện được kể lại rằng có một cậu bé nhìn thấy người nghèo khổ kia thì đã cố gắng tìm thứ có giá trị trên người để cho ông nhưng lại không có gì. Cậu bèn năm lấy tay ông và xin lỗi, nhưng ông lão lại khẳng định cậu bé đã cho ông tất cả rồi. Lúc đầu, chúng ta thấy rằng: “Cuậ bé có cho ông lão cái gì đâu mà ông lão lại nói như vậy? Tưởng rằng sẽ cho ông thứ gì đó quý giá chứ?”. Thật ra thứ mà cậu bé đã trao cho ông là thứ quan trọng và vĩ đại nhất: tình thương, tình nhân ái.. thật vậy, đâu phải ông lão chỉ cần nhữn đồng lẻ bố thí để làm ra vẻ mình là người tốt, nhưng trong lòng lại cảm thấy kinh tởm và kì thị đối với những người kém may mắn như ông. Ông lão cần sự đồng cảm, chia sẻ, quan tâm từ tấm lòng chân thành nhu cậu bé đã cho ông. Con thằn lằn mang thức ăn cho đồng loại của nó đang gặp nạn, cũng như bao động vật khác đều không có lý trí , vậy mà nó còn biết san sẻ cho nhau. “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”, trong kho tàng ca dao Việt Nam nói đến rất nhiều về tình tương thân tương ái. Tinh thần ấy trở nên truyền thống quý báu của dân tộc ta. Dân tộc Việt Nam ta mãi bền vững nhờ tinh thần ấy. Biết bao nhiêu quán ăn từ thiện dành cho người khó khăn, những trung tâm bảo trợ dành cho người khuyết tạt, vô gia cư, trẻ em bị bỏ rơi. Có những người luôn sẵn sàng hi sinh thời gian, công sức, tiền bạc để giúp đỡ những “chiếc lá rách” áy. Không màng khó khăn gian khổ, không hề tính toán. Đó mới là tình yêu cao đẹp nhất.

Người mẫu thời trang đòi hỏi rất khắc nghiệt những tiêu chuẩn cho những ai có ước mơ tỏa sáng trên sàn catwalk. Nhưng có một cô gái rất đặc biệt tên là Madeline Stuart – người mẫu Australia. Để có được Madeline kỳ diệu như hôm nay là nhờ quyết định can đảm của mẹ cô. Bà biết được đứa con của mình mắc hội chứng Down ngay từ còn ở trong cung lòng mình, tất cả mọi người khuyên bà nên bỏ đứa bé nhưng bà đã quyết định giữ đứa bé dị tật đó, tất cả nhờ tình yêu dành cho con, tình yêu không gì cắt đứt được: tình mẫu tử. Tình thương đã cứu sống một mạng sống, Madeline đã làm được điều mà người bình thường còn khó có thể làm được. cô mắc hội chứng Down, khiếm khuyết về thể xác nhưng lại giàu nghị lực sống nhờ sự động viên từ người mẹ rất đáng khâm phục của cô. Mỗi đứa trẻ được hình thành thì người mẹ ấy đã mang trong mình một con người và nó có quyền được sống, chúng ta không có quyền tước đi quyền được sống của đứa trẻ. Tuy nhiên, nhất là giới trẻ, người ta đã tước đi sự sống của em chỉ vì không muốn đối diện với những khó khăn. Nhưng mẹ của Madeline đã đưa ra quyết định của tình yêu, giúp cho chúng ta có một Madeline quyến rũ, xinh đẹp, thành công. Tình thương sẽ làm nên phép màu của cuộc sống. Nhưng mỗi người cũng cần phải có cho mình ý chí nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, đó là sức mạnh để chúng ta có thể tự tin bước tới con đường tương lai.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương

Cuộc sống này có những tấm lòng nhân ái, luôn san sẻ, giúp đỡ, bao dung. Thế nhưng lại không thiếu nhũng kẻ mang trái tim sắt đá trong thời đại công nghệ số này. Chỉ vì người ta sợ liên lụy, mang vạ vào thân, hay vì đồng tiền. Bệnh nhân nguy kịch được đưa đến bệnh viện, trong cơn thập tử nhất sinh vẫn không được cứu chữa ngay lập tức vì không có người là làm thủ tục. đến khi thủ tục xong xuôi thì người cũng chẳng còn để cứu nữa. Đấy là bác sĩ ư? Lương y như từ mẫu ư? Trên mạng xã hội nổi lên một video cô bé tròn trịa, ngăm đen và không xinh đẹp, nức nở khóc vì bị mọi người nhiếc mắng vì tội xấu xí. Họ chửi em như thú vật, liệu đó là cách chúng ta đối xử với nhau? Sáng 29 tháng 2 năm 2018, vụ tai nạn xe Carmy tại Long Biên đã gây chấn động cả nước, trong vụ tai nạn ấy có một sự việ ccaanf lên án mạnh mẽ, đó là bé Trần Gia Hân – một trong ba nạn nhân tử vong. Sau khi chiếc xe lao đến thì em vẫn còn sống, thoi thóp đến đáng thương, cô giáo bé và người dân sau khi phát hiện đã ra sức câu cứu những chiếc xe chạy ngang qua hiện trường nhưng chỉ nhận lại được những sự trốn tránh từ những người điều khiển, nhiều xe còn chầm chậm di chuyển để ngó nhưng chẳng có ai mở cửa xe, mặc cho em yếu dần trong vũng máu. Càng đáng trách hơn là người gây ra tai nạn lại thản nhiên bấm điện thoại rồi bình thản đi mất, mặc cho ba con người vì họ mà nát tan cơ thể. Bé Hân mất trong sự vô tâm ấy. Những hành động thiếu tình người ấy cho là do người tài xế ngại, nếu như người bị nạn tử vong trên xe của họ thì sẽ xui xẻo, không làm ăn được. vấn đề tâm linh này đã đẫn đến bao cái chết oan uổng, khoonng chỉ với trường hợp bé Hân. Nếu nhu họ sợ âm hồn người chết ám theo hại mình, thì việc cứu người là việc tốt, thì cần gì phải sợ học hại mình. Chắc chắn đó chỉ là sự ngụy biện cho những hành động nhỏ nhen, ích kỷ của mình. Họ đã bị tê liệt tinh thần dân tộc quý báu. Đó là sự suy thoái trầm trọng về đạo đức con người. Đó gọi là “vô cảm”. Nếu nhu trước đây chỉ là hiệ ntuongwj đơn lẻ và bị lên án mạnh mẽ thì nay nó đã trở thành căn bệnh “ung thư tâm hồn”, nó diễn ra thường xuyên trong sinh hoạt, nên mọ người xem nhẹ tính chất của nó. Con người càng ngày càng sống theo lối sống hưởng thụ, điều đó tác động đến lối sống và tinh thần mỗi người. Sự xuất hiện của Smartphone, laptop cũng những thiết bị tâm tiến khiến con người ngày càng xa nhau., ích kỷ và cá nhân hóa nhơn. Con người ta sống bằng lí trí sắt đá, tình cảm khô cằn của mình, họ mất niềm tin vào tình thương nên họ cũng trở nên vô cảm trước những điêu tốt đẹp trên cuộc đời này. Các giá trị đạo đức, tinh thần, lòng bao dung nhân ái dần thế chỗ bởi chủ nghĩa vật chât, chủ nghĩa duy lợi và chủ nghĩa cá nhân. Bên cạnh đó là sự bất công xã hội, tình trạng quan liêu, tham nhũng, lối “phong bì”. Người lớn không là nhữn tấm gương đạo đức cho giới trẻ khiến suy nghĩ và đạo đức suy thoái. Không thể không nhắc đến những bộ phận không biết vươn lên trong cuộc sống, họ không nhìn thấy được giá trị của chính bản thân mình, để khi họ vấp ngã, có người đỡ họ hoặc không, họ lại e ngại và chẳng dám bước tiếp. Điều đó thật tệ!

>> Xem thêm:  Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt)

Bệnh thờ ơ vô cảm không phải tội ác, nhưng là con đường dẫn đến tội ac. Bởi sức công phá ghê gớm của nó lên nhân cách là đạo đức của con người không thể nào ngờ đến. Từ đó phá hủy một xã hội, nền kinh tế và chính trị của cả một dân tộc. Vì vậy, từ cá nhân đến gia đình, từ nhà trường và ngoài xã hội phải chung tay góp sức đẩy lùi căn bệnh ấy khỏi đất nước chúng ta. Mỗi bạn trẻ cân sống đúng chuẩn mực đạo đức con người , biết đồng cảm với tha nhân, trau dồi, học hỏi những bài học cuộc sống về lòng yêu thương, sự chia sẻ, hy sinh với đồng loại của mình và quyết tâm thay đổi bản thân. Học hỏi những tấm gương biết quan tâm, đồng cảm, chia sẻ và vươn lên trong xã hội. Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Vì thế gia đình phải là nơi mọi người sống yêu thương và chia sẻ, động viện nhau,giúp nhau vượt qua khó khăn. Tăng cường giáo dục đạo đức cho trẻ ngay từ bé. Nhà trường không chỉ trang bị kiến thức mà cần quan tâm đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức và đồng cảm với thanh thiếu niên. Hơn nữa, giáo viên phải là tấm gương cho học sinh noi theo. Mặt khác nên dạy học sinh ứng xử, biết quan tâm giúp đỡ mọi người và kỹ năng sống bằng cách khơi dậy mạnh mẽ tinh thần dám đấu tranh, dám nói sự thật và bảo vệ công lý. Xã hội nên quan tâm đến giới trẻ, tạo nhiều cơ hội cho họ, giúp họ sóng theo chuẩn mực đạo đức xã hội, nhất là giúp họ biêt syêu thương, quan tâm , hy sinh và không ngừng vươn lên trong cuộc sống

Câu chuyện về hai con thằn lằn có thể phai nhạt theo thời gian, nhưng giá trị nó mang đến bẳng bao giờ vơi đi. Đó là hai bài học quý báu cho chúng ta, một là trao đi yêu thương thật nhiều, chúng ta dừng bao giờ hồi tiếc về điều đó vì sớm muộn gì mình cũng sẽ nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ những người khác. Hai là không bao giờ từ bỏ, không bao giờ tin vào giá trị bản thân mình và cuộc sống. Hãy duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc “Lá lành đùm lá rách”. Như vậy thanh thiếu niên chúng ta mới có thể là những chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam giàu đẹp, hiện đại và văn minh. Xứng đáng nòi giống “con Rồng cháu Tiên” của dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến.

Vũ Nguyễn Trúc Ly

Lớp 12B4 – Trường THPT Nguyễn Viết Xuân, Di Linh, Lâm Đồng

Bài viết liên quan