MS276 – Suy nghĩ về ý kiến: Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong bất kì cái cổ họng của một người khác


Đề bài: Nhà văn Tuốc ghê nhép nói: ”Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong bất kì cái cổ họng của một người khác”. Suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên

Bài làm

Một giọng ca giống hệt như ca sĩ nỗi tiếng không phải gọi là tài năng của bản thân mà gọi là bắt chước. Một giọng ca đặt biệt không nhầm lẫn với ai khác đấy mới chính là giọng ca tài năng. Muốn nổi bật giữa đám đông thì đừng để đám đông làm nhòe đi tầm để ta lần mò đi trong đám đông bằng sự riêng biệt. Trong văn học cũng vậy, tài năng là thứ không giống với bất kì ai. Vì thế mà nhà văn Tuốc Ghenhép nói: ”Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cáigiọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong bất kì cái cổ họng của một người khác”.

Con người có tài năng văn học là con người thực sự có khả năng, có điêu luyện để dùng lời lẽ ngôn từ của mình để làm nên sự sáng tạo trong nghệ thuật, làm nên cái hay trong từng tác phẩm. Tài năng văn học không chỉ dừng ở đó mà nó còn là phép hoán dụ chỉ đến những nhà thơ, nhà văn giỏi giang, có tài. Đúng thực là như vậy, vì không có tài thì làm sao được gọi là tài năng.

Nói nếu hiều cách thông thường đó chính là diễn đạt thành lời, phát âm thành tiếng một nội dung nào đócho người nghe. Còn tiếng của mình, cái giọng riêng biệt của chính mình của nhà văn thì mới là điều khác. Vì nó không đơn thuần là nói mà sự diễn đạt, cách thể hiện độc đáo, sáng tạo riêng của bản thân cá nhân đối với vấn đề nào đó. Nếu đã nói là riêng biệt thì nó “ không thể tìm thấy trong bất kì cái cổ họng của một người khác”. Đó chính là cái duy nhất, cái chỉ có ta mới có được, không thể có người thứ hai. Nếu đã có người thứ hai, thì đó chỉ được coi là sự lặp lại. Mà lặp lại một sự nhàm chán thì tài năng đâu còn có thể tồn tại được nữa. Vì vậy nếu hiều đúng nghĩa về điều mà nhà văn muốn nói về tài năng văn học, đó là một nghệ sĩ cần phải có lối đi riêng, không nhầm lẫn, không giống với bất cứ ai, không chỉ riêng mà còn phải độc đáo, phải có cái gọi là “độc nhất vô nhị” của chính mình. Đó mới đúng là tài năng thực thụ theo nghĩa hoàn toàn chính đáng.

>> Xem thêm:  Bài 28 - Ôn tập văn miêu tả

tieng noi van hoc - MS276 - Suy nghĩ về ý kiến: Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong bất kì cái cổ họng của một người khác

Nhắc đến sự riêng biệt của người nghệ sĩ phải nhắc đến phong cách của họ. Mỗi con người ai không tìm cho mình một phong cách riêng, phong cách về ăn uống, phong cách về thời trang,……Còn người nghệ sĩ thì lại có phong cách khác. Đó chính là phong cách sử dụng ngôn từ, phong cách biểu đạt để làm sao mà người đọc dễ thấm thía trong từng câu văn, lời thơ. Để văn học trái ngược với sự nhàm chán là sự độc đáo, mới lại giúp người đọc cảm thấy thú vị hơn khi đọc tác phẩm do chính tay nghệ sĩ sáng tác. Mặc dù có lặp đi lặp lại về nội dung và hình thức, các tác phẩm không gây chán, mà gây hứng thú hơn với người đọc. Thế nên phải nói đấy chính là sự bền vững, xuyên suốt, không thể thiếu của văn học. Thậm chí ta có thể nói phong cách nghệ thuật  còn đem đến cho tác phẩm không chỉ hay mà còn độc đáo trong từng nội dung, từng cách diễn đạt. Từ đó mà sự sáng tạo của nhà văn không chỉ nằm một chỗmà còn tiến xa hơn nữa khi đem đến cho người đọc những sự trải nghiệm mới mẻ về cuộc sống, tôn lên vẻ đẹp của cuộc đời thông qua phương tiện nghệ thuật chỉ có nhà văn mới có. Và đấy không gì khác là sự biều hiện tài năng xuất chúng của người nghệ sĩ trong tác phẩm văn học làm đậm dấu ấn trong lòng người đọc không ai khác chính là những người biết thưởng thức thơ văn, vì chỉ có họ mới cảm nhận được văn hay, chỉ có họ mới thấy được tài năng của người nghệ sĩ nằm trong từng câu văn, câu thơ.

Phong cách nghệ thuật ngoài sự độc đáo ra còn cótrong nó những tính chất đặc biệt. Là sự khám phá giúp người đọc tò mò, có thêm những nhiều biết mà chỉ có khám phá từ sâu bên trong mới biết được. Là từ các hình tượng ta hình dung ra được bài văn như thế nào. Bởi hình tượng là thứ quan trọng, nếu thiếu nó thì nghệ sĩ không thể nào gọi là có tài được. Và đặc biệt hơn đó chính là giọng điệu riêng biệt. Phải có nó nghệ sĩ mới làm nên được điều khác lạ, có nó mới có cái tôi trong tác phẩm của mình.

>> Xem thêm:  MS278 - Nghị luận về bệnh thành tích

Sáng tác riêng biệt là yếu tố không thể thiếu đối với người nghệ sĩ. Vì nó làm tôn lên tài năng vốn có, để rồi từ đó đưa người đọc đến một chân trời mới, đến với cái hay không thể thiếu của thơ văn. Là tiêu chuẩn để biết được nghệ sĩ có thật sự tài năng hay không. Nếu đã đáp ứng đủ thì không còn gì để nói khi cho rằng tài năng văn học của người nghệ sĩ là không thể nào phủ nhận được.

Điển hình như trong thơ của Xuân Diệu, ta phần nào thấy được tài năng văn học của ông. Bài thơ “Đây mùa thu tới” với ngòi bút tài năng của tác giả đã thấm đượm lên nó là một nỗi buồn sâu thẳm. Là cái buồn muôn thuở, nhưng cũng là cái buồn thời đại, là buồn của riêng “thơ mới”. Tại sao cảnh thu đẹp nhưng lại buồn? Là vì lòng người buồn. Cảm xúc ấy được đưa vào khung cảnh đất trời chuyển vào thu.

“Đây mùa thu tới, mùa thu tới

Với áo phơ mai dệt là vàng”

Câu thơ như một tiếng rao khi chợt nhận ra vẻ đẹp bất ngờ của mùa thu. Tài năng của Xuân Diệu còn được thể hiện qua cách cảm nhận mùa thu. Sự cảm nhận mà chỉ riêng ông mới có. Sự cảm nhận bằng tất cả các giác quan. Cành lá run rẩy, sắc lá đổi màu, nhành cây ớn lạnh đến tận xương khô, rét mướt buồn trong gió. Cuối cùng là gửi gắm thông qua nỗi lòng của người thiếu nữ :” Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì” là tư thế suy tư của người muốn hướng về cuộc đời. Qua đó ta thấy được đậm chất tài năng của Xuân Diệu bằng những cảm nhận tinh tế, sáng tạo, một hồn thơ riêng biệt , đi vào lòng người.

>> Xem thêm:  Nêu những cảm nhận sâu sắc nhất của em về ba câu thơ sau trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu: "Đêm nay rừng hoang sương muối / Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới / Đầu súng trăng treo"

Giọng văn của Nam Cao là giọng văn triết lí, lạnh lùng, khinh bậc và buồn thương. “Một bữa no” là tác phẩm phê phán, lên án xã hội thối nát lúc bấy giờ. Kể về một bài lão chồng mất sớm, cả đời nuôi con nhưng khi lớn con cũng ra đi  vĩnh viễn. Vợ con bà sau khi chịu tang con trai bà mà vội vàng đi lấy chồng. Nuôi cháu bảy năm trời, vì quá khó khăn nên cho nhà bà phó làm con nuôi. Nhưng sau đó cuộc sống của bà không mấy dễ dàng. Bao nhiêu tiền bạc lo tang con trai, sau đó bà còn phải bị bệnh nặng, sức khỏe không cho phép bà làm bất cứ việc gì. Hôm ấy bà đi thăm cháu, nhưng lại bị bà phó chà đạp lên lòng tự trọng, bữa cơm no nhất của bà cũng chính là bữa cơm cuối cùng. Ta thấy được Nam Cao đã vạch tội ác của con người trong xã hội lúc bấy giờ. Bằng tài năng của mình ông đã đưa câu chuyện như thấu trong lòng người đọc một nỗi đau  khó tả, có cảm giác hận thù đối với những con người tệ bạc. Câu chuyện mang một triết lí sâu sắc đối với tình thương, tình người.Nếu không có tình thương thì chẳng khác gì cầm thú. Nhờ Nam Cao mà ta không nhũng biết về xã hội xưa mà còn giúp ta khám phá được bên trong nội tâm độc đáo của con người làm nên dấu ấn khó quên trong lòng người đọc.

Một tài năng văn học không thể nào thiếu được phong cách sáng tạo, độc đáo của mình. Và không có nó độc giả không thể nào khám phá  hiểu biết được hết ý nghĩa của văn học cũng như ý nghĩa của cuộc đời. Vì có sáng tạo mới cho ta biết hết thảy về cuộc sống, cuộc đời. Có sáng tạo ta mới tìm được thú vui, cảm giác đắm chìm trong văn học. Vì thế nên tài năng văn học chính là sự riêng biệt của người nghệ sĩ.

Võ Lê Như Ngọc

Lớp 11A6 – Trường THPT Lê Hồng Phong, Tây Hòa, Phú Yên

Bài viết liên quan