Nêu ý kiến của mình về lời dạy “Có làm thì mới có ăn không dưng ai để đem phần đến cho”


Đề bài: nêu ý kiến của mình về lời dạy “Có làm thì mới có ăn không dưng ai để đem phần đến cho”

Tục ngữ là những kinh nghiệm và bài học mà ông cha ta để lại và truyền bá cho con cháu, tuy đó chỉ là một phần của cuộc sống, nhưng nếu hiểu hết được giá trị tinh thần thì nó là vô giá, đó không chỉ là tâm huyết và đó là sự kỳ vọng của thế hệ trước cho thế hệ sau.Câu tục ngữ:

“ Có làm thì mới có ăn

Không dưng ai để đem phần đến cho”

Là lời khuyên mà ông cha ta muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng, muốn có cái ăn, cái để đổ vào mồm thì phải làm ra mới có, phải lao đông, đổ mồ hôi sôi nước nước, chứ không tự nhiên ai đưa cái gì cho mình một cách dễ dàng được.

“tay làm hàm nhai” là câu nói khẳng định lại một lần nữa câu tục ngữ trên, chỉ có sự vất vả, bỏ công sức vào đó thì chúng ta mới có thành quả, dù làm gì đi chăng nữa, miễn là chúng ta kiếm ra đồng tiền bằng chính đôi bàn tay, công sức, mồ hôi, chất xám của mình ra thì mới có ý nghĩa, có như thế thì chúng ta mới cảm thấy trân trọng được.

Hồ Chí Minh còn dạy chúng ta rằng “nước ta còn nghèo lắm, phải, muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh,cần cù lao động.

>> Xem thêm:  Cảm nhận về hình ảnh người chiến sĩ cộng sản trong bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Đất nước chúng ta đang còn quá nhiều khó khăn, chúng ta đã phải oằn mình lên để có sự độc lập như ngày hôm nay được, chúng ta phải trải qua biết bao những thăng trầm, biến cố của cuộc sống vì thế chúng ta hãy bắt tay vào xây dựng đất nước bằng chính những gì mà chúng ta có, nhân lực, nguồn nhân tài của đất nước, đừng trông chờ vào bất cứ ai, bất cứ thế lực nào, vì chỉ có thành quả do chính công sức của mình mới giữ được lâu, mới biết trân trọng được. chúng ta phải cần cù, lao động, hăng say, làm hết sức mình, chịu khó, chịu khổ thì chúng ta mơi hái được quả ngọt. chúng ta phải tự mình giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống, đừng trông chờ, nhờ vả vào ai”.

Khi nước ta còn chiến tranh, chúng ta có sự giúp đỡ của nhiều anh em, bạn bè và các lực lưỡng đồng mình chung tay vào cùng chung ta vượt qua khó khăn, nhưng cái gì cũng chỉ ở mức độ thôi, giới hạn nào đó, chứ làm sao mà giúp chúng ta tất cả được, chúng ta phải tự lực, tự sinh bám vào nhau để chiến đấu, chỉ có như thế chúng ta mới có được những thành quả như ngày hôm nay được.

Khi đất nước ngày càng phát triển, khi mà đất nước còn nhiều khó khăn thì có một bộ phận, nhiều nhất là thanh niên đang độ tuổi lao động và học tập lại đi vào các tệ nạn xã hội, ăn chơi không có điểm dừng, chỉ biết ăn bám, lúc nào cũng muốn ăn ngon mặc đẹp mà không bỏ sức lực của mình vào thì sẽ sinh ra các tệ nạn xấu như trộm cắp, nghiện hút, mại dâm, phá hoại cả một thế hệ mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hôi. Điều này cho thấy nếu chỉ biết hưởng thụ, muốn sung sướng mà không chịu làm ăn, vất vả, chịu khó, chịu khổ thì sớm muộn gì cũng hư đốn.

>> Xem thêm:  Em có suy nghĩ gì về nhân vật Cóc trong truyện thần thoại "Cóc kiện trời"?

Đây chính là lời khuyên, lời dạy bải cũng chính là lời động viên, hãy cần cù lao động hăng say, dùng sức của mình làm ra thì mới có giá trị, chứ dựa dẫm hay trông chờ vào bất cứ cá nhân, tập thể nào thì chỉ khiến chúng ta trì trệ lại, kém phát triển hơn so với bạn bè và mở rộng ra đó là sự tụt hậu của đất nước so với năm châu, bè bạn trên thế giới.

Câu tục ngữ thật sự có giá trị khi chúng ta học tập và rèn luyện bản thân mình, trong thời đại này những câu tục ngữ đó vẫn nguyên giá trị của mình, vẫn tồn tại trường tồn cùng với thời gian, hãy sống và lao động, đam mê và hăng say với nó thì thành quả chúng ta đạt được sẽ có ý nghĩa sâu sắc hơn. Không ai có thể dễ dàng mang gì, cho mình cái gì để ăn, để hưởng thụ đâu, vì thế hãy thật tỉnh táo để nhận thức đâu là tốt đều là xấu.

Bài viết liên quan