Nghị luận về câu tục ngữ” Đói cho sạch, rách cho thơm”- Văn lớp 9


Đề bài: Nghị luận về câu tục ngữ ”Đói cho sạch, rách cho thơm”

Bài làm

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ, dân ca của nước ta có rất nhiều những câu nói hay thể hiện tinh thần răn dạy của người xưa dành cho con cháu thế hệ tương lai, nhằm hoàn thiện bản thân mình.

Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” thể hiện lối sống hướng thiện, sống đúng chuẩn mực mà mỗi con người chúng ta sống trong xã hội cần phải hướng tới.

Cha ông ta sống trong giai đoạn đất nước còn khó khăn, người dân lao động vô cùng cực khổ, lam lũ. Chính vì vậy, nhiều người đói khổ miếng ăn, cuộc sống mưu sinh của họ vô cùng khó khăn, túng quẫn khi họ phải làm thuê quần quật trên ruộng đất của địa chủ, tới mùa gặt thì phải trả lúa gạo cho địa chủ, còn mình làm việc một nắng hai sương nhưng chẳng giữ lại được bao nhiêu lúa gạo.

Miếng ăn đối với người đang bị đói bụng là vô cùng quan trọng. Nhưng ông cha ta muốn con cháu hiểu rằng đói bụng cũng phải ăn sạch để đảm bảo sức khỏe của chính mình.

Rách cho thơm? Dù nhà không giàu có nhưng không có lụa là gấm vóc để may quần áo nhưng cũng cần thay giặt sạch sẽ. Thể hiện con người nghèo khó nhưng không vì thế mà nhếch nhác, lôi thôi luộm thuộm.

>> Xem thêm:  Cảm nhận bài thơ Sang thu-Hữu Thỉnh

Ngoài ra, câu tục ngữ còn có ý nghĩa nói tới tâm hồn tố chất của người xưa. Dù hoàn cảnh cuộc sống có khó khăn thì cũng không nên bán rẻ nhân phẩm, đức hạnh của con người mình. Không vì nghèo đói mà nảy sinh những tệ nạn xã hội như trộm cắp cướp giật, làm trái với lương tâm, luân thường đạo lý.

Mỗi con người sẽ có những lúc chúng ta gặp khó khăn nhưng không vì thế mà bị người xấu dụ dỗ lôi kéo vào con đường bất chính, làm ăn mờ ám phi pháp. Mà trong hoàn cảnh khó khăn ta vẫn cố gắng giữ lấy tâm hồn, lương tâm của mình trong sạch.

Phải có đủ bản lĩnh để vượt qua những thử thách cám dỗ đó. Nhân cách con người là điều vô cùng quan trọng không thể đánh mất, nếu đánh mất một lần thì mãi mãi không bao giờ gột rửa được.

Trong xã hội của chúng ta có nhiều người nghèo thiếu thốn về vật chất nhưng họ vẫn sống lương thiện, trên dưới thuận hòa khiến cho bà con hàng xóm xung quanh tôn trọng nể phục cách sống đạo đức chuẩn mực của họ.

Tuy nhiên, trong cuộc sống cũng có những người vì thiếu thốn vật chất mà dẫn tới những hành động bán rẻ đạo đức nhân cách của mình, đi ngược lại với lương tâm của bản thân

Nhiều người bần cùng sinh đạo tặc, ăn cắp ăn trộm.. bị toàn xã hội coi khinh xa lánh, trở thành một tấm gương xấu bị người đời phỉ nhổ.

>> Xem thêm:  [Văn mẫu học trò] Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” chính là lời nhắn nhủ của ông cha ta đối với con cháu mình dù trong hoàn cảnh nào cũng phải “giấy rách phải giữ lấy lề” không được buông xuôi bán rẻ nhân cách, đạo đức của mình, không để cho những tệ nạn xã hộ dụ dỗ lôi kéo làm mất tương lai, mất sự tôn trọng của những người xung quanh

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan