Ôn tập truyện kí Việt Nam


Ôn tập truyện kí Việt Nam

Hướng dẫn

I. KIẾN THÚC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Nắm được tên tác giả, tác phẩm truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm.

2. Nắm dược nội dung và một vài nét nghệ thuật của các tác phẩm, đoạn trích đã học: Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc.

II. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

1. Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm học theo mẫu.

Tên văn bản, tác giả

Thể loại

Phương thức biểu đạt

Nội dung chủ yếu

Đặc sắc nghệ thuật

Tôi đi học

Thanh Tịnh

(1911 – 1988)

Truyện

ngắn

Tự sự

Nhũng ki niệm trong sáng của ngày đầu tiên đến trường.

Kí niêm sâu sắc được nhìn bằng ánh mắt trẻ thơ, hình ảnh so sánh độc đáo

Trong lòng mẹ

(Trích Những ngày thơ ấu)

Nguyên Hồng

(1918- 1982)

Hồi kí

Tự sự có xen trữ tình, miêu tả, biểu cảm

Tình yêu mẹ cháy bỏng và niềm hạnh phúc vô bờ khi được ở trong lòng mẹ

Miêu tả chi tiết. Các hình ảnh so sánh tiêu biểu. Lời văn tha thiết, cảm động

Tức nước vỡ bờ

(Trích Tắt đèn)

Ngô Tất Tố

(1893- 1954)

Tiểu

thuyết

Tự sự có xen miêu tả, trữ tình, biểu cảm

Bộ mặt tàn ác của xã hội thực dân phong kiến thể hiện qua những tên tay sai. Sức phản kháng mãnh liệt của chị Dậu

Miêu tả diễn biến tâm lí sâu sắc, khắc hoạ bộ mặt bọn tay sai sinh động

Lão Hạc

Nam Cao

(1915-1951)

Truyện

ngắn

Tự sự có xen trữ tình, miêu tả, biểu cảm

Số phận đau khổ, bế tắc của lão Hạc, tấm lòng yêu con tha thiết, sự hi sinh tất cả vì con, phẩm chất tự trọng, thanh sạch, đáng kính của lão Hạc

Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, miêu tả tâm lí sâu sắc, kết thúc bất ngờ

>> Xem thêm:  Tôi đi học

2. Những điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của ba văn bản trong các bài 2, 3 và 4.

a) Những điểm giống nhau:

– Đều là văn tự sự, là truyện kí Việt Nam hiện đại.

– Đều lấy đề tài về cuộc sống và con người đương thời với tác giả.

– Đều chan chứa tinh thần nhân đạo, tố cáo những gì xấu xa, tàn ác, chà đạp lên cuộc sống của những người bình thường, ca ngợi, trân trọng những tình cảm, phẩm chất tốt đẹp của con người.

– Đều viết bằng lối văn hiện đại, chân thực, phản ánh cuộc sống sinh động.

b) Những điểm khác nhau:

– Về thể loại: Nguyên Hồng viết hồi kí, Ngô Tất Tố viết tiểu thuyết, Nam Cao viết truyện ngắn.

– Về đối tượng: Nguyên Hồng viết về trẻ thơ và người mẹ nghèo thành thị. Ngô Tất Tố và Nam Cao viết về nông dân. Ngô Tất Tố viết về người phụ nữ nông dân, còn Nam Cao viết về một lão nông dân.

3. Em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao?

Câu hỏi này không buộc em phải chọn một nhân vật mà mình thích nhất. Có thể thích cả ba nhân vật, ở mỗi nhân vật thích một nét, một khía cạnh nào đó. Vấn đề là em chỉ ra được tại sao mình lại thích nhân vật ấy, đoạn văn ấy.

>> Xem thêm:  Soạn bài: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Mai Thu

Bài viết liên quan