Phân tích bài thơ Câu Cá Mùa Thu (Thu Điếu) của Nguyễn Khuyến


Đề bài: Phân tích bài thơ “Câu cá mùa thu” (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến.

Bài làm

Lịch sử xưa vẫn ghi lại nỗi buồn thất thế của cụ Tam Nguyên Yên Đổ khao khát “trị quốc bình thên hạ” nhưng lại ra làm quan đúng vào khi nước mất nhà tan, cơ đồ triều Nguyễn sụp đổ. Do đó, nỗi đau thất thế và nỗi đau mất nước Nguyễn Khuyến thấm thía hơn cả. Tình cảm ấy nhà thơ gửi gắm lại qua bài “Câu cá mùa thu”:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt.

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Nguyễn Khuyến (1835-1909) người làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông là một nho sĩ yêu nước có tài, từng đỗ đầu cả ba kì thi Hương, thi Hội và thi Đình, cái biệt hiệu “Tam Nguyên Yên Đổ” cũng từ đó mà ra. Nguyễn Khuyến là người có tâm hồn rộng mở, cảm xúc phong phú, gắn bó sâu sắc với thiên nhiên, cuộc sống được chuyển tải vào trong thơ ca một cách rất tự nhiên, giản dị, chân thành.

Bài thơ “Câu cá mùa thu” vừa thể hiện bức tranh thiên nhiên thu mới mẻ thông qua cảm nhận tinh tế của thi nhân vừa bày tỏ tâm sự về thế sự, nhân sinh của tác giả.

>> Xem thêm:  Nghị luận xã hội về sự nôn nóng.

Bốn câu thơ đầu tiên mang đến với người đọc bức tranh mùa thu trong không gian mặt hồ:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.”

Bức tranh thiên nhiên mùa thu đậm chất làng quê hiện lên với ao nước, thuyền câu cá, sóng gợn và lá vàng rơi. Mặc dù vậy, Nguyễn Khuyến đã miêu tả sắc thái cảnh vật bằng những tính từ đặc biệt như “lạnh lẽo”, “trong veo”, “bé tẻo teo”, “khẽ đưa vèo”… Điểm chung ở đây là tác giả đều gieo vần “eo” mà cả nền thơ ca phong kiến gần như không sử dụng. Mặt khác, nó tạo ra cảm giác bức ép, cô tịch, đơn điệu trong cảnh vật.

Rõ ràng là nhiều thực thể quen thuộc đến vậy, vật nào cũng di chuyển, vật nào cũng động đậy nhưng lại hình thành một bức tranh đơn điệu, u tịch? Thực chất, đây là bút pháp lấy động tả tĩnh trong thơ ca. Cụ thể, ta xem xét từng yếu tố. Ao nước đang trong veo, chứng tỏ không hề có một thứ gì khuấy đục dòng nước. Có thuyền câu cá đấy, nhưng nào có cá mà câu đây? Chưa hết, mặt hồ chỉ có duy nhất “một chiếc” mà thôi. Thế nên mọi thứ càng như ít ỏi, vô nghĩa. Tiếp tục, có sóng gợn lăn tăn đấy. Song, giữa một vùng nước lớn chỉ “gợn tí” mà thôi. Ta đang tha thiết có chút gì đó phá tan không khí im ắng này. Một chiếc lá vàng rơi “vèo” như cứu cánh! Ấy vậy, “vèo” lại đi kèm với từ “khẽ đưa” phía trước nó. Thế ra, không gian im ắng tới mức có thể nghe được tiếng “vèo” của một chiếc lá chỉ khẽ rụng rơi trong không gian. Có gì đáng sôi động, có gì đáng rộn rã nơi đây?

>> Xem thêm:  Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 11 Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội

phan tich bai tho cau ca mua thu thu dieu cua nguyen khuyen - Phân tích bài thơ Câu Cá Mùa Thu (Thu Điếu) của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài thơ Câu Cá Mùa Thu

Đôi mắt thi sĩ tìm sức sống ở một không gian khác:

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt.

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Giác quan thi nhân tựa như chiếc ra-đa dò tìm một hơi thở mới ở bầu trời và ngõ trúc. Thi nhân thu hoạch được gì?

Không gian “trời xanh ngắt” tạo phông nền rộng lớn, quang đãng cho cảnh vật xuất hiện, đó là những đám mây xếp tầng đang trong trạng thái “lơ lửng”, tức là không trôi đi, cũng không tan biết, mắc kẹt mãi một nơi, cô độc giữa bầu trời.

Dưới mặt đất, “ngõ trúc” là nơi dễ có dấu chân người bước qua nhất thì cũng “vắng teo”. Ngay cả một vị khách xa lạ, một kẻ lữ thứ lang thang cũng không hề có. Từ “khách” khiến ngõ trúc vốn thân thuộc lại trở nên xa lạ, mờ ảo vô cùng.

“Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

Tâm trạng của Huy Cận trong “Tràng giang” có phần đồng điệu với Nguyễn Khuyến. Phải chăng đó là nỗi buồn tủi, lạc lõng trong tâm hồn các thi nhân khiến cảnh vật thân thuộc mấy cũng trở nên cô liêu, xa lạ ư?

Cuối cùng, Nguyễn Khuyến trở về với cảnh ngộ chính bản thân mình. Phong thái ung dung “tựa gối, ôm cần” tao nhã, phóng khoáng ấy lại đi kèm với cụm từ “lâu chẳng được” thật phũ phàng tạo nên chất thú vị cho ý thơ.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật bà Tú trong bài thơ Thương vợ của tác giả Trần Tế Xương

Một âm thanh đặc biệt “đớp động” xuất hiện cuối bài thơ như giọt báu vô tình rơi vào không gian tha thiết được sống này. Tuy nhiên, xem xét kĩ từ hỏi “Cá đâu” lại ẩn chứa hàm ý khác. Nếu hiểu theo cách nói phủ định thì câu thơ diễn đạt là: Đâu có một con cá nào đớp động chân bèo. Trong một mặt hồ trong veo, câu cá lâu chẳng được kia thì hiểu theo cách thứ hai sẽ hợp lí hơn.

Tóm lại, bài thơ “Câu cá màu thu” của Nguyễn Khuyến có nhiều đặc sắc trong xây dụng ý thơ bằng những câu hỏi tu từ, bút pháp đa dạng và ngôn từ mới mẻ, độc đáo đã góp phần thể hiện thành công bức tranh mùa thu đặc sắc và nỗi lòng của người thi sĩ. Bài thơ bó hẹp trong một không gian ao thu nhưng lại là bức tranh thu nhỏ của xã hội bấy giờ: con người sống như không sống, chỉ có mình thi nhân là lạc lõng bởi “lực bất tòng tâm” trước thời thế biến chuyển.

Hoài Lê

Bài viết liên quan