Phân tích bài thơ Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi để thấy được tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của người thi sĩ


Đề bài: Phân tích “ Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi để thấy được tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của người thi sĩ 

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

 Giới thiệu về “ Bài ca Côn Sơn”: Bài ca Côn Sơn  thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc và mãnh liệt của thi sĩ Nguyễn Trãi.

2. Thân bài

  • Bức tranh thiên nhiên hiện lên sống động với âm thanh của tiếng suối mà tác giả liên tưởng tới tiếng đàn cầm du dương.
  • Bức tranh thiên nhiên Côn Sơn còn có hình ảnh hết sức chân thực như phiến đá.
  • Nhà thơ đắm mình vào thiên nhiên, thả hồn vào cảnh vật nơi núi rừng để tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn.
  • Nghệ thuật: Ngòi bút miêu tả tài hoa, những hình ảnh so sánh độc đáo, nhịp thơ đa dạng.

Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên sâu sắc và mãnh liệt của tác giả. Cảnh và người hòa quyện tạo nên một bức tranh Côn Sơn thật đẹp. Thi sĩ tìm về với thiên nhiên chính là để tìm sự bình yên trong tâm hồn.

3. Kết bài

 Nêu cảm nghĩ về bài thơ: “ Bài ca Côn Sơn” là một bài thơ hay và đặc sắc. Tình yêu thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn nghệ sĩ của Ức Trai.

II. Bài tham khảo

   Từ xưa đến nay thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng bất tận của những thi sĩ. Họ tìm đến thiên nhiên như để tìm thấy sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn. Với Nguyễn Trãi tình yêu thiên nhiên được thể hiện một cách sâu sắc và mãnh liệt qua bài thơ “ Bài ca Côn Sơn”.

>> Xem thêm:  Ngữ văn 9: Hãy kể về mộtlần em chót đọc nhật ký của bạn

   Mở đầu bài thơ, bức tranh thiên nhiên hiện lên thật sống động với âm thanh của tiếng suối chảy:

                                    “ Côn Sơn suối chảy rì rầm

                                Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Ở đây nhà thơ sử dụng một hình ảnh so sánh đặc biệt tiếng suối với tiếng đàn cầm. Tiếng suối ấy chảy một cách êm đềm khiến tác giả liên tưởng đến tiếng đàn cầm du dương bên tai. Dường như thi nhân đang đắm chìm vào thiên nhiên, thả hồn vào mình vào từng tiếng suối. Có vẻ như tiếng suối mang một âm thanh đặc biệt đã làm lay động tâm hồn người nghệ sĩ để rồi năm trăm năm sau, người chiến sĩ thi sĩ tài hoa Hồ Chí Minh cũng có cảm nhận: “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Đó phải chăng là sự đồng điệu trong tâm hồn người nghệ sĩ?

phan tich bai tho con son ca cua nguyen trai de thay duoc tinh yeu thien nhien manh l - Phân tích bài thơ Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi để thấy được tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của người thi sĩ
Phân tích bài thơ Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi để thấy được tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của người thi sĩ

   Bức tranh thiên nhiên còn hiện lên với hình ảnh hết sức chân thực đó là phiến đá nhưng dưới sự cảm nhận tinh tế của người nghệ sĩ, phiến đá ấy mang một vẻ đẹp lãng mạn:

                                    “ Côn Sơn có đá rêu phơi

                               Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”

Màu xanh rêu của đá gợi lên sự cổ kính. Sự tinh tế trong cảm nhận của Nguyễn Du đã khiến cho phiến đá – một vật vô tri, cứng rắn trở thành mặt chiếu mềm mại, dịu êm. Qua đó người đọc cũng thấy được sự giao hòa với thiên nhiên của người thi sĩ.

>> Xem thêm:  Chứng minh giải thích câu tục ngữ Thời gian là vàng bạc

   Nhà thơ như đắm mình vào thiên nhiên, thả hồn mình vào khung cảnh núi rừng nên thơ, yên bình:

                        “ Trong ghềnh thông mọc như nêm

                          Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm

                            Trong rừng có bóng trúc râm

                       Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”

Một màu xanh bát ngát của những hàng thông rì rào trong gió. Hình ảnh so sánh “thông mọc như nêm” gợi ra khung cảnh núi rừng Côn Sơn là những hàng thông nối tiếp nhau, nhiều vô kể. Phải chăng chính sự dày đặc của những hàng thông khóm trúc là nơi che chở cho tâm hồn thi sĩ tránh khỏi những bụi trần? Nhà thơ được nằm dưới bóng râm mát rượi của khóm trúc xanh để “ ngâm thơ nhàn”, quên đi những ưu toan, phiền muộn. Hòa mình vào thiên nhiên nhà thơ như tìm thấy những sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn.

 Qua ngòi bút miêu tả của Nguyễn Trãi bức tranh thiên nhiên Côn Sơn hiện lên thật đẹp, trong lành và bình yên. Những hình ảnh so sánh kết hợp với nhịp thơ đa dạng làm cho bức tranh thiên nhiên ấy trở nên vui tươi, tràn đầy sức sống. Phải là người yêu thiên nhiên lắm thì tác giả mới có thể viết lên những vần thơ đẹp đến vậy!

   “ Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi là một bài thơ hay và đặc sắc. Bằng tình yêu thiên nhiên tha thiết, mãnh liệt người thi sĩ đã khắc họa nên một bức tranh Côn Sơn gần gũi và bình yên đến lạ thường. Con người và thiên nhiên hòa quyện với nhau bắt nguồn từ nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ của chính Ức Trai.

Bài viết liên quan