Phân tích bài thơ Khi Con Tu Hú của nhà thơ Tố Hữu


Đề bài: Phân tích bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu.

Bài làm

Cuộc đời của Tố Hữu (1920-2002) là cuộc đời của văn chương và cách mạng, vậy nên con đường văn chương luôn song hành và hài hòa trong con đường cách mạng. Tập thơ “Từ ấy” (1946) của Tố Hữu phản ánh chặng đường đầu của sự nghiệp văn học, khi Tố Hữu chính thức giác ngộ và đứng chân trong đội ngũ của Đảng, phục vụ nhân dân. Bài thơ “Khi con tu hú” trích từ tập “Từ ấy” khá đặc sắc khi có sự kết hợp giữa thiên nhiên và tâm thế hành động của con người:

 “Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

 

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”

Bài thơ “Khi con tu hú” (7-1939) ra đời khi tác giả đang bị giam cầm trong nhà lao Thừa Phủ (Huế). Vượt lên hoàn cảnh tù đày, Tố Hữu đã mang đến một bức tranh thiên nhiên vô cùng sống động, ngọt ngào trong hồi tưởng. Qua đó, cái nhìn lạc quan và tâm hồn yêu sống của Tố Hữu được bộc lộ.

Nói đến chủ đề bài thơ: tiếng tu hú, nó gơi nhắc mỗi người về những điều bình dị, quen thuộc:

>> Xem thêm:  Kể lại một buổi sinh hoạt lớp

“Tiếng con tu hú

Gọi chú, gọi dì

Mau mau tỉnh dậy

Mà đi ra đồng”

(Ca dao)

Tiếng tu hú là âm thanh đặc trưng báo hiệu màu hè sang. Nhan đề “Khi con tu hú” giống như thành phần trạng ngữ đặc biệt báo hiệu không gian, thời gian và nỗi lòng tác giả. Như vậy, qua nhan đề, ta cảm nhận được nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả.

phan tich bai tho khi con tu hu cua nha tho to huu - Phân tích bài thơ Khi Con Tu Hú của nhà thơ Tố Hữu

Phân tích bài thơ Khi Con Tu Hú

Sáu câu thơ đầu tiên mô tả bức tranh thiên nhiên sôi động, rộn rã. Bức tranh ấy bắt đầu bằng âm thanh tiếng chim tu hú:

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần”

Tu hú không hề rơi vào trang thái cô đơn mà ngược lại rất đông đảo, là cả “bầy” đang “gọi” nhau. Từ “đang” và “dần” khiến cho không gian cũng như dịch chuyển dần theo tiếng tu hú gọi với thiên hướng tròn đầy, viên mãn hơn. Hàng loạt những từ gợi sắc, gợi vị là “chín” và “ngọt” của cánh đồng lúa và vườn cây ăn quả khiến cho bức tranh điểm tô thêm màu sắc sặc sỡ, tươi sáng.

Bức tranh tiếp tục được bổ sung thanh, sắc và vị:

“Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”

Âm thanh như vang xa trong chữ “ngân” nhưng lại như vút cao trong chữ “dậy” của cả một cộng đồng loài ve. Âm thanh ở hai câu thơ này so với tiếng con tu hú này gọi con tu hú khác ở hai câu thơ đầu như rộng mở hơn, lớn lao hơn.

>> Xem thêm:  Em hãy tưỏng tượng mình là nhân vật que diêm trong câu Cô bé bán diêm của An-đéc-xen để kể lại câu chuyện này theo một cách kết thúc khác

Mặt khác, hình ảnh cũng không kém phần rực rỡ với sắc “vàng” và sắc “đào” của bắp chín, của nắng hè. Một chữ “đầy” giữa câu vừa đủ để làm màu sắc tươi rói tràn đầy trong trí óc người đọc. Hình ảnh cũng đi theo hướng đậm hơn, rõ ràng và bao trùm hơn.

Đến cuối cùng, điệp ngữ “càng” kết hợp với “trời” và “từng không” thực sự đã mở cả chiều rộng và chiều cao tới tuyệt đối:

“Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”

Vốn dĩ đây đều là những hình ảnh rất quen thuộc của đời sống con người nhưng liệu có phải cảnh thực xuất hiện trước mặt một kẻ mỗi ngày đều cầm tù trong phòng giam tối tăm? Có lẽ không! Đó hoàn toàn là sản phẩm của trí tưởng tượng và hình ảnh quá khứ xưa. Đó là sản phẩm của tình yêu thiên nhiên, đất nước và niềm tin vào tương lai của Tố Hữu.

Giọng thơ dần gấp gáp hơn ở khổ thơ cuối bởi trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy mà bản thân thi sĩ vẫn phải chịu cầm cữ, giam hãm, thiếu tự do:

“Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”

Thời điểm hè “dậy” – cuộc sống đang cựa quậy, sôi động thì thi nhân lại bị giam hãm trong phòng tối. Một loạt các động từ xuất hiện như “đạp”, “ngột”, “chết uất” như thay tác giả nói lên khát khao được thoát khỏi, phá tan không khí u trầm, tăm tối nơi đây để được bay lên hòa trong tiếng tu hú cùng mùa hè lộng lẫy, rộn ràng.

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ của em về tình bạn thời học sinh

Tuy nhiên, bài thơ mở đầu và kết thúc đều bằng tiếng chim tu hú như vẽ ra một vòng tuần hoàn đều đặn và lặp đi lặp lại như sự luẩn quẩn, bế tắc trong lòng tác giả.

Mặt khác, từ sựu bế tắc trong tâm hồn, tác giả đã bộc phát ra thành hành động. Điều này có được là do tác giả đã được giác ngộ cách mạng, muốn độc lập thì phải vùng lên đấu tranh. Mặc dù kết thúc bài thơ, người đọc không nhận được sự giải thoát nhưng Tố Hữu đã khẳng định được một chân lí rất nhân văn, nhân nghĩa: con người cần hành động để khẳng định sự tự do và vị thế cá nhân của mình.

Tóm lại, bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu với thể lục bát quen thuộc, ngôn từ bình dị nhưng tinh tế nhờ đó thể hiện được tình yêu thiên nhiên và khát khao tự do cháy bỏng của người nghệ sĩ cách mạng.

Hoài Lê

Bài viết liên quan