Phân tích bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão


Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Tỏ lòng” (“Thuật hoài”) của Phạm Ngũ Lão.

Bài làm

Văn học thời kì trung đại cũng như các trí thức sĩ phu thời kì này đa phần quan tâm nhiều tới vấn đề trọng đại của quốc gia và bình phẩm về phẩm chất nam nhi ở đời. Phạm Ngũ Lão – danh tướng thời nhà Trần cũng không nằm ngoài khuynh hướng này. Thông qua tác phẩm “Tỏ lòng”, Phạm Ngũ Lão đã ngợi ca hào khí quân dân nhà Trần đồng thời bày tỏ lòng hổ thẹn khi chưa thực hiện được lý tưởng lớn lao của mình:

“Hoành sóc giang san kháp kỉ thu

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”

(“Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe thuyết Vũ Hầu”)

Nói tới Phạm Ngũ Lão (1255-1320) là nhắc đến “cánh tay phải” của Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn. Đương thời, Phạm Ngũ Lão là vị tướng tài ba, nhiều lần giúp đỡ vua Trần dẹp giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần hai và lần ba. Phạm Ngũ Lão vốn là người Hưng Yên, từ nhỏ đã nổi tiếng khảng khái, luôn nuôi chí lớn. Trong một lần ngồi đan sọt, do mải nghĩ về cuốn sách Binh thư mà quân lính rước vua Trần đi qua làng Phù Ủng (Hưng Yên) dùng giáo xuyên qua đùi nhưng Phạm Ngũ Lão không hề hay biết. Qua cuộc đối đáp trôi chảy giữa vua Trần và Phạm Ngũ Lão, ông đã được vua cho tiến cung chữa trị và trọng dụng tài năng. Sau này, Phạm Ngũ Lão được vua Trần gả con gái là quận chúa Anh Nguyên.

>> Xem thêm:  Suy nghĩ về hiện tượng ô nhiễm môi trường

Ngoài tài chỉ huy quân sự, Phạm Ngũ Lão còn là một nhà thơ tài hoa, để lại cho đời nhiều bài thơ về chí trai và lòng yêu nước. Hiện nay, các tác phẩm của Phạm Ngũ Lão còn giữ được nguyên vẹn đó là “Thuật hoài” (“Tỏ lòng”) và “Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương” (“Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương”).

Bài thơ “Tỏ lòng” là tác phẩm thể hiện rõ ràng nhất phong cách văn chương cũng như lòng yêu nước và phẩm chất con người Phạm Ngũ Lão. Tuy là bài chữ Hán ngắn, chỉ gồm 4 câu thơ, song Phạm Ngũ Lão đã khái quát được hào khí Đông Á của một thời quân dân “binh hùng tướng mạnh” và chí khí của kẻ nam nhi lúc bấy giờ.

phan tich bai tho to long cua pham ngu lao - Phân tích bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão

Phân tích bài thơ Tỏ Lòng

Có vẻ như, Phạm Ngũ Lão đã chọn được “tỏ lòng” với quân lính nhà Trần trước tiên:

“Hoành sóc giang san kháp kỉ thu”

(“Múa giáo non sông trải mấy thu”)

Phạm Ngũ Lão như vừa lật lại từng trang sử vàng của dân tộc ta hàng “mấy thu” – mấy mươi thế kỉ. Đó là cái thời mà Nguyễn Trãi đã nhắc tới trong “Bình Ngô đại cáo”:

“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập”

Ngay tại thời điểm này, thời nhà Trần – quân đội của ta cũng đang đường hoàng làm chủ bờ cõi. Mỗi trận chiến không chỉ là dùng vũ lực đàn áp vũ lực mà là nghệ thuật “hoành sóc” – múa giáo trên “giang san”. Tuy nhiên, cách dịch “hoành sóc” sang “múa giáo” phần nào mất đi tính khí chất hùng dũng của ý thơ.

>> Xem thêm:  Dàn ý Cảm nhận bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Đội quân mà Phạm Ngũ Lão luôn tự hào ấy là gì?

“Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”

 (“Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”)

Không thể giấu nổi cảm xúc tự hào, tự tôn dân tộc. Chưa ở đâu, người đọc có thể thấy một đạo quân khí thế đến vậy. Chất “sát thát” hiện hữu trên những con chữ “tì hổ”, “khí thôn ngưu”. Phạm Ngũ Lão đã đẩy sức mạnh của quân đội ta trở nên hoàn toàn tuyệt đối, vô địch thủ thông qua cách so sánh quân đội giống như một con hổ lớn có khả năng nuốt trôi một con trâu mộng. Nhưng con hổ chế ngự loài trâu bằng “khí” – khí chất, chứ không hẳn là sức mạn vũ lực. Bởi thực tế, trâu to, khỏe hơn hổ. Cũng như quân Mông-Nguyên đông đảo về số lượng nhưng bù lại quân ta lại có nghệ thuật chiến đấu và sự đoàn kết.

Trong hai câu thơ cuối, Phạm Ngũ Lão đã giãi bày lòng mình một cách rất chân thật:

“Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”

(“Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe thuyết Vũ Hầu”)

Ở đây, Phạm Ngũ Lão muốn bàn đến chí làm trai – vấn đề quen thuộc ở thời kì văn học chữ Hán nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Nguyễn Công Trứ tự vấn rằng:

“Làm trai đứng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông.”

Trong văn học dân gian, chúng ta luôn quen thuộc với những câu ca dao:

“Làm trai cho đáng nên trai

Xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài yên…”

“Làm trai rửa bát quét nhà,

Vợ gọi thì dạ, bẩm bà tôi đây!”

>> Xem thêm:  Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống Thuỷ cung, Trọng Thuỷ gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó

Khác với nét nghệ thuật châm biếm, hài hước trong ca dao, thơ ca trung đại bàn đến chữ “làm trai” luôn gắn liền với sự hổ thẹn. Cũng như Nguyễn Công Trứ, Phạm Ngũ Lão hổ thẹn vì “công chưa thành, danh chưa toại”. Mặc dù lịch sử đã ghi nhận tài năng và cống hiến lớn của Phạm Ngũ Lão, song bản thân ông thì vẫn cho rằng bản thân còn “nợ” món nợ “công danh” với quốc gia. Chính vì thế mà khi nghe về điển tích Vũ Hầu (Gia Cát Lượng) – nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất của Trung Quốc thời Tam Quốc mới thấy “luống thẹn”. Điều này cho thấy Phạm Ngũ Lão là một con người khiêm tốn, biết tự trọng.

Tóm lại, bài thơ “Tỏ lòng” đã chứng tỏ được tài năng cũng như tấm lòng “trung quân ái quốc” và phẩm chất con người Phạm Ngũ Lão. Thông qua ngôn từ cô đúc, giọng thơ khi hào sảng khi suy tư đã tạo nên thành công cho tác

Bài thơ “Tỏ lòng” được nhà sử học – tiến sĩ Ngô Sĩ Liên đánh giá: “Tôi từng thấy các danh tướng nhà Trần như Hưng Đạo Vương thì học vấn tỏ ra ở bài hịch (“Hịch tướng sĩ”), Phạm Điện Súy (chỉ Phạm Ngũ Lão) thì học vấn biểu hiện ở câu thơ, nào phải riêng chuyên về nghề võ (“Thuật hoài”). Thế mà dùng binh tinh diệu, hễ đánh là thắng, hễ tấn công là chiếm được, người xưa cũng không ai có thể vượt qua nổi các ông”. Thông qua nhận định này, ta phần nào thấy được vị trí và vai trò không thể thay thế của Phạm Ngũ Lão trong lịch sử văn học và lịch sử dựng nước, giữ nước.

 Hoài Lê

Bài viết liên quan