Phân tích bài thơ Lưu Biệt Khi Xuất Dương (Xuất Dương Lưu Biệt) của Phan Bội Châu


Đề bài: Phân tích bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” của Phan Bội Châu.

Bài làm

Phan Bội Châu không chỉ được biết đến là nhà hoạt động chính trị cách mạng tài ba của lịch sử Việt Nam mà còn là nhà văn lớn của Việt Nam đầu thế kỉ 20. Văn chương Phan Bội Châu luôn có sức lay động quần chúng đấu tranh cách mạng lớn lao. Thi phẩm “Lưu biệt khi xuất dương” là một trong số những bài thơ tạo nên cảm hứng đó:

“Sinh vi nam tử yếu hy kỳ,

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.

Ư bách niên trung tu hữu ngã,

Khởi thiên tải hậu cánh vô thuỳ.

Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,

Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si.

Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”

Bài “Lưu biệt khi xuất dương” hay “Xuất dương lưu biệt” được Phan Bội Châu sáng tác vào 2/1/1905 khi nhà thơ xuất dương ở cảng Hải Phòng, sau này được lưu trong tập “Ngục trung thư”. Bài thơ được viết theo thể thơ chữ Hán, mang nhiều cảm hứng thời thế.

Phan Bội Châu mượn chuyện “xuất dương” để bàn bề vấn đề quen thuộc trong thi ca trung đại xưa: nam nhi – chí làm trai:

 “Sinh vi nam tử yếu hy kỳ,

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di

Ư bách niên trung tu hữu ngã,

Khởi thiên tải hậu cánh vô thuỳ”

(“Đã sinh làm kẻ nam nhi thì cũng phải mong có điều lạ,

>> Xem thêm:  Soạn bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiếp theo

Há lại để trời đất tự chuyển vần lấy sao!

Giữa khoảng trăm năm này, phải có ta chứ,

Chẳng nhẽ ngàn năm sau lại không có ai (để lại tên tuổi) ư?”)

Bài về vấn đề “làm trai”, không ít cây bút ngạo nghễ:

“Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”

(“Chí làm trai” – Nguyễn Công Trứ)

Quan niệm của Phan Bội Châu cũng có điểm tương đồng với quan niệm của Cao Bá Quát. Cả hai đều khẳng định đã là phận nam nhi thì phải làm được những việc lớn lao trong “bốn bể”, trong “càn khôn”. Tuy nhiên, Việc đó không chỉ lớn lao mà với Phan Bội Châu nó còn phải “hy kỳ” – “điều lạ”. Tức là nhà thơ quan niệm, việc của nam nhi không chỉ lập công lập danh vang dội mà còn phải là công danh khác người thường.

phan tich bai tho luu biet khi xuat duong xuat duong luu biet cua phan boi chau - Phân tích bài thơ Lưu Biệt Khi Xuất Dương (Xuất Dương Lưu Biệt) của Phan Bội Châu

Phân tích bài thơ Lưu Biệt Khi Xuất Dương

Câu hỏi “khẳng hứa” (“há để”) cũng nhắc tới phận sự vốn dĩ của bậc nam nhi là phải làm tròn “tề gia – trị quốc – bình thiên hạ”. Theo nhà thơ, nếu bản thân làm nam nhi mà lại phó mặc cho “càn khôn tự chuyển di” thì không xứng làm kẻ nam nhi trên đời. Do đó, cách nghi vấn “khẳng hứa” lại như khẳng định hơn triết lí nhân sinh mà chính nhà thơ đưa ra.

Chưa hết, chí nam nhi còn là để lại danh tiếng muôn đời. Xét trong “trăm năm” – một đời người, nam nhi phải làm được việc lớn. Còn xét trong “ngàn năm”, nam nhi phải để lại được “tên tuổi”. Như vậy, giá trị mà đấng nam nhi làm nên phải là giá trị ngàn năm.

>> Xem thêm:  Ước mơ, tư tưởng của nhân dân được thể hiện như thế nào trong Tấm Cám 2. Anh (chị) hãy nêu những điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của truyện Tấm Cám

Sau khi nêu quan niệm của mình về chí làm trai, Phan Bội Châu nhìn nhận trong thực tế khách quan để soi xét và thể hiện mong muốn bản thân.

Trước hết, thi nhân nhìn cái nhìn toàn cục xã hội và nhận định:

“Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,

Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si.”

(“Non sông đã chết, sống chỉ nhục,

Thánh hiền đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi!”)

Nhà thơ nhắc đến một chuyện trọng đại trong đời nam nhi, đó là việc học hành thi cử. Tuy nhiên, thi nhân dùng nhiều tính từ tình thái mãnh liệt để bày tỏ cái nhìn khinh ghét thời cuộc. Đó là “tử hĩ” (đã chết), “đồ nhuế” (nhục) và “si” (ngu). Tác giả không nhằm phủ nhận Nho học mà muốn thức tỉnh con người, trong xã hội nhơ nhuốc, bất công này thì việc quan trọng trước mắt không phải là đọc sách thánh hiền mà phải biết đứng lên giải phóng dân tộc.

Chưa hết, Phan Bội Châu còn thể hiện khao khát cháy bỏng của bản thân để nâng cao tinh thần cổ vũ:

“Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”

(“Mong đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông,

Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên”)

Phan Bội Châu đã dùng hình ảnh “Đông hải” (biển Đông) để biểu tượng cho đích đến. Trái lại, nhà thơ chính là con người đang cố vượt biển để đeo đuổi mục đích. Từ “nguyện”, “nhất tề phi” kết hợp với “trường phong”, “thiên trùng” đã nói lên tinh thần không quản ngại khó khăn, gian khổ để đạt được mục tiêu cuộc đời. Khát vọng và tư thế vượt biển lớn đã khiến chân dung nhân vật trở nên lớn lao, kì vĩ hơn bao giờ hết.

>> Xem thêm:  Tuổi trẻ với tình yêu. (Yêu cầu viết bài văn)

Bài thơ chữ Hán “Lưu biệt khi xuất dương” mang một cái “tôi” Phan Bội Châu sôi sục, nhiệt huyết, ưa hành động đã phá vỡ hoàn toàn tính quy phạm của văn học trung đại: tính phi ngã (bản ngã của cá nhân). Người ta cho rằng tính bản ngã chỉ tồn tại sâu sắc và phong phú nhất trong thời kì văn học 1930-1945, nhưng ngay trước đó gần thế kỉ, đã có một bản ngã lớn lao tồn tại. Mặt khác, bài thơ bàn đến tư tưởng sống của đấng nam nhi thời bấy giờ. Tuy rằng trong xã hội hiện đại, tư tưởng ấy ít nhiều không còn phù hợp nữa, song giá trị về tình cảm và nhiệt huyết trong nó vẫn còn nguyên giá trị tới ngày nay.

Hoài Lê

Bài viết liên quan