Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm


Đề bài: Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài làm

Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm được người đọc biết đến là một người có học vấn, một con người từng làm quan ở trong triều đình phong kiến nhưng vì thế sự nhiễu nhương, có nhiều điều không được như ý mình nên tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cáo lão về quê. Bài thơ "Nhàn" được tác giả sáng tác sau khi đã cáo lão hồi hương ở ẩn sống cảnh nhàn hạ, ung dung tự tại của một người nông dân.

Ngay từ nhan đề của bài thơ chữ "Nhàn" đã nói lên linh hồn của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm tới người đọc. Đó chính là sự thanh nhàn trong tâm hồn của một con người có cốt cách khẳng khái, trung thực, ngay thẳng không ham hố chức tước hoặc tiền bạc. Trong một cuộc sống nhiều người ham hố chức tước muốn leo lên cao để dưới một người trên vạn người, thì Nguyễn Bỉnh Khiêm lại từ bỏ mũ mão về quê là một người nông dân chân lấm tay bùn quả là hiếm có.

Một mai một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

phan tich bai tho nhan - Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh KhiêmPhân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trong hai câu đầu tiên của bài thơ "Nhàn" của nhà thơ Nguyễn Bình Khiêm đã sử dụng điệp từ "một" nhưng không hề toát lê vẻ cô độc,  lẻ bóng mà thể hiện một thú vui thanh nhàn của một con người nông dân tràn ngập thú vui điền viên của mình. Nguyễn Bình Khiêm dù bây giờ không làm quan nhưng ông vẫn thể hiện niềm vui của một người nông dân vô cùng thanh nhàn trong tâm hồn. Một người nông dân vui thú điền viên, vui với thú vui nông nhàn cày cuốc của mình. Dù công việc của một lão nông dù vất vả nhưng lại cho tác giả những niềm vui lớn trong sự tự do về đầu óc cũng như về suy nghĩ của mình. Một cuộc sống như vậy thật sự là niềm vui hạnh phúc khiến nhiều người phải ngưỡng mộ.

>> Xem thêm:  Giá trị nổi bật về nội dung của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao

Trong hai câu thơ tiếp theo của bài thơ "Nhàn" thể hiện sự ung dung trong tâm trạng của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm khi rời xa chốn lao xao. Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử dụng những từ trái nghĩa "khôn" và "dại" thể hiện sự tinh tế trong cách sử dụng từ ngữ của mình. Khi từ bỏ chốn quan trường về quê ở ẩn tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói mình "dại" nhưng thực chất ông đang cười chê những người xung quanh khi họ quá quan trọng việc quan chức địa vị. Một cuộc sống dù có tiền bạc chức vị nhưng phải sống sai trái với lương tâm, tính trung thực của mình thì sẽ không làm cho tác giả cảm thấy hạnh phúc, nên khi ông cáo lão về quê ông không hề cảm thấy mình "dại"

Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao

Trong hai câu thơ tiếp theo của bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện một người lão nông dù nghèo nhưng luôn ung dung, mùa nào thức đó ông ấy đều có những món ăn ngon dù những món ăn đó không phải là cao lương mỹ vị nhưng lại là những món ăn đặc sản của quê hương. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được hưởng những thú vui nhàn hạ của một người nông dân, khi xuân thì được tắm mình trong hồ, còn mùa hạ ông được thoải mái ngâm mình trong làn nước mát của ao sen. Những câu thơ thể hiện niềm vui dân dã nhưng hiếm người được hưởng một thú vui nhàn viên của một người nông dân.

>> Xem thêm:  Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị

Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Trong hai câu thơ kết của bài thơ "Nhàn" tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói lên một bài học sống vô cùng triết lý sâu sắc. Một người tài hoa, có trí tuệ hơn người mới rút ra được một bài học làm người sâu sắc như vậy. Tác giả đã rút ra những kinh nghiệm sống mà không phải ai cũng có được, phú quý chỉ là chiêm bao mà thôi khi con người chết đi không mang theo được tiền bạc, tiền bạc chỉ là vật ngoài thân, chỉ la phù du tới rồi đi. Đó chính là một triết lý sống sâu sắc mà tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm đã rút ra được từ kinh nghiệm cuộc sống của mình.

Bài thơ "Nhàn" của thi sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện cốt cách của một nhà nho yêu nước có tinh thần sống đáng ngưỡng mộ. Ông là người có cốt cách hơn người, có lối sống khiến người ta ngưỡng mộ nể trọng. Với bài thơ "Nhàn" đã nói lên tư tưởng sống cũng như cái nhìn nhân sinh quan của tác giả dành cho cuộc đời này, ông là người coi trọng giá trị nhân cách bên trong con người hơn là vật ngoài thân như tiền bạc, chức quyền, địa vị…

Bình Minh

Bài viết liên quan