Phân tích cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về trong “cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du


Đề bài: cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về trong “Cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du

Nhắc tới đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, người ta nhắc tới ngay kiệt tác truyện Kiều “lừng danh muôn thuở”. Trong đó không thể không nhắc tới tài tả cảnh tuyệt vời của danh nhân và bút pháp tả cảnh ngụ tình tài ba của mình, điều đó được thể hiện trong đoạn trích “cảnh ngày xuân”.

Sau những giờ phút cùng nhau đi chơi và gặp những người tâm đầu ý hợp của mình thì cũng đã đến giờ chị em Thúy Kiều phải ra về, cuộc vui nào cũng phải có lúc tàn, buổi sáng cảnh mùa xuân tinh khôi, thanh khiết là thế đã khác đi rất nhiều.

“Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dang tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Ngày hội vui nào cũng có lúc tàn. Tác giả đã dùng 6 câu thơ cuối để miêu tả cảnh vật và tâm trạng chị em Thúy Kiều trở về. Cái không khí rộn ràng, náo nức đã không còn, mọi thứ đều thứ đều kéo xuống nhạt dần kéo theo tâm trạng của con người. Nghĩa là chúng không chỉ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên theo bước đi của thời gian mà còn nhuốm màu tâm trạng. Đó là tâm trạng thơ thẩn của chị em Thúy Kiều, tất cả đều lắng xuống, chơi vơi trong một trạng thái mơ hồ nhưng có thực.

>> Xem thêm:  Tả lại mưa xuân trong mắt em

Các từ láy “tà tà”, “thanh thanh” không chỉ tả cảnh mà như còn để ngụ tình, miêu tả tâm trạng con người ngẩn ngơ, tiếc nuối, ngẩn ngơ dang tay ra về. Nhịp thơ cũng chậm dần chuyền động cùng cảnh vật nhè nhẹ gợi lên không gian nhỏ và hẹp cho bước chân người đi về.

Nhà thơ đã sử dụng bút pháp cổ điển tả cảnh ngụ tình, nhằm hé mở vẻ đẹp tâm hồn thiếu nữ thiết tha, tiếc nuối của hai chị em Thúy Kiều. Nguyễn Du dùng từ thật khéo léo chuẩn bị cho Thúy Kiều trước mộ đặc tiên.

Cảnh vẫn mang cái thanh cái dịu nhưng bay giờ đã nhuộm màu tâm trạng. Mọi chuyển động trở nên nhẹ nhàng. Sự “dang tay” tưởng là vui nhưng thực ra là chia sẻ cái buồn không nói hết. Cảm giác xao xuyến đã hé mở vẻ đẹp tâm hồn thiếu nữ nhạy cảm, sâu lắng.

Nhà thơ đã sử dụng một loạt các từ ngữ gợi cảm, gợi tả để giúp cho người đọc hình dung rõ hơn về cảnh vật. Bên cạnh đó thì chúng ta nhận ra phép đảo ngữ, nhấn mạnh vào các từ láy nhằm miêu tả cảnh chiều xuân.

Tâm trạng của chị em Kiều được thể hiện rõ trong hai từ “thơ thẩn” là bước đi chậm rãi như lưu luyến, luyến tiếc một ngày xuân vừa đẹp vừa vui như vậy đã qua, bây giờ lại phải trở về nhà.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật người lính lái xe trong bài thơ “Tiểu đội xe không kính”

Câu thơ có âm điệu chậm, buồn vẽ lên một cảnh thiên nhiên đẹp, thanh tĩnh nhưng đượm buồn, nhưng từ láy “nao nao” lại thể hiện một tâm trạng bất an, dường như Kiều dự cảm có điều đó bất ổn đến với mình. Theo dòng nước uốn quanh thì bước chân thơ thẩn của chị em Thúy Kiều đã tìm đến một nấm mồ hiu quạnh bên đường, mặc dù là trong tiết thanh minh nhưng “ở đây hương khói vắng tanh thế này”. Chính vẻ hiu quanh đấy khiến Kiều quan tâm hỏi han thì biết nấm mồ ấy là của Đạo tiên, sau khi nghe vương quan kể về cuộc đời của đạo tiên. Một kỹ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng cuối cùng:

“Sống làm vợ khắc người ta

Đến khi nằm xuống làm ma không chồng”

Kiều khóc thương cảm và cuộc đời của Đặc Tiên cứ á ảnh nàng mãi. Mỗi khi Kiều buồn hay tâm trạng thì hình ảnh của Đạo tiên hiện về trong giấc mơ của nàng Kiều, rồi nàng còn gặp Kim Trọng nảy nở một mối tình trong sáng và trong 15 năm lưu lạc thì mối tình ấy vẫn khiến nàng cảm thấy day dứt.

Từ việc tả cảnh tác giả còn báo trước cho người đọc về số phận của nhân vật. Qua những câu thơ tả cảnh ngày xuân, cảnh lễ hội, tâm trạng của con người thì Nguyễn Du là người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết, đặc biệt ông rất hiểu tâm lý và coi trọng con người.

>> Xem thêm:  MS137 - Viết tặng mẹ-người Thầy của con

Đoạn trích “cảnh ngày xuân” là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất h Nguyễn Du.

Bài viết liên quan