Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan – Văn phân tích lớp 7 đặc sắc nhất


Qua Đèo Ngang là thi phẩm đặc sắc của Bà Huyện Thanh Quan được viết trong khi nữ sĩ lên đường nhận chức ở Huế. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích Qua Đèo Ngang

1. Mở bài

 Giới thiệu tác giả Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ Qua Đèo Ngang: Thi phẩm “Qua Đèo Ngang” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ đã thể hiện một bức tranh thiên nhiên hoang sơ, kì vĩ và tươi đẹp của mảnh đất Đèo Ngang, đồng thời chứa đựng nỗi nhớ thương quê hương đất nước

2. Thân bài

  • Phân tích vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên Đèo Ngang: Hình ảnh đặc biệt và độc đáo “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” đã gợi lên sự đông đúc, hội tụ và sức sống mãnh liệt của sinh vật tự nhiên nơi này
  • Phân tích hình ảnh con người và cuộc sống ở mảnh đất Đèo Ngang: Hơn nữa đó là vẻ hoang vu, vắng lặng đến hiu quạnh của cuộc sống nơi đây. Rồi hình ảnh những mái nhà chợ “lác đác” bên sông là minh chứng cho một nền kinh tế nghèo nàn, đói khổ và gian lao của những con người nơi đây
  • Phân tích tình yêu đất nước, nỗi nhớ quê hương và nhớ nhà của tác giả: Trước hết bà dành tình yêu và nỗi nhớ thương cho đất nước, bởi đây là thời kì đất nước bị loạn li, chia cắt, thể hiện nỗi mong muốn đất nước được hòa bình thống nhất như xưa
  • Phân tích những nỗi niềm thầm kín trong lòng tác giả: Những nỗi muộn phiền trong lòng bà cũng bao là và mênh mông như thế, bà chẳng biết giãi bày cùng ai mà chỉ có thể ôm ấp giữ riêng cho mình
>> Xem thêm:  Phân tích "Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật

3. Kết bài

 Ý nghĩa của bài thơ: Đó là cảnh hoang sơ, hùng vĩ và giản dị của Đèo Ngang, và là tình yêu quê hương, đất nước của một người xa quê.

II. Bài tham khảo cho đề phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang

Thi phẩm “Qua Đèo Ngang” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ đã thể hiện một bức tranh thiên nhiên hoang sơ, kì vĩ và tươi đẹp của mảnh đất Đèo Ngang, đồng thời chứa đựng nỗi nhớ thương quê hương đất nước và những nối niềm thầm kín sâu trong lòng tác giả.

Mở đầu bài thơ là khung cảnh thiên nhiên nơi nhà thơ dừng nghỉ chân:

“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”

Nhà thơ dừng nghỉ chân khi chiều đã “xế tà”, một không gian gây thương nhớ và nỗi buồn man mác. Đứng giữa núi rừng hoang vu trong khung cảnh hoàng hôn không khỏi gây ra cho con ngườ cảm giác mơ hồ buồn. Hình ảnh đặc biệt và độc đáo “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” đã gợi lên sự đông đúc, hội tụ và sức sống mãnh liệt của sinh vật tự nhiên nơi này. Nếu như không gian của rừng núi gợi lên cái mơ hồ buồn thì khi có sự xuất hiện của con người trong bức tranh ấy lại càng làm rõ rệt hơn nỗi buồn ấy:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

phan tich bai tho qua deo ngang cua ba huyen thanh quan – van phan tich lop 7 dac sac nha - Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan – Văn phân tích lớp 7 đặc sắc nhất
Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan – Văn phân tích lớp 7 đặc sắc nhất

Hình ảnh vài người tiều phu đang cố gắng nhặt nhạnh kiếm củi được đặc tả vẻ khó khăn, vất vả và nhọc nhằn qua nghệ thuật đảo ngữ và sử dụng từ láy. Hơn nữa đó là vẻ hoang vu, vắng lặng đến hiu quạnh của cuộc sống nơi đây. Rồi hình ảnh những mái nhà chợ “lác đác” bên sông là minh chứng cho một nền kinh tế nghèo nàn, đói khổ và gian lao của những con người nơi đây. Ở mọi vùng đất, chợ là nơi đặc trưng và đại diện cho sự phát triển của nơi đó, chợ mà chỉ “lác đác” thưa thớt và im ắng thì đó là biểu hiện cho sự nghèo đói, kém phát triển của nơi đây. Trước cảnh vật và cuộc sống con người nơi núi rừng Đèo Ngang đã làm trỗi dậy trong lòng nhà thơ nỗi cô đơn, đơn độc nơi đất khách quê người và nỗi nhớ quê hương da diết, khắc khoải:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Trước hết bà dành tình yêu và nỗi nhớ thương cho đất nước, bởi đây là thời kì đất nước bị loạn li, chia cắt, thể hiện nỗi mong muốn đất nước được hòa bình thống nhất như xưa. Rồi bà thương nhà, nhớ quê hương, nỗi nhớ ấy cứ da diết, tràn đầy trong lòng nhà thơ.

>> Xem thêm:  Viết một đoạn văn ngắn nói về lòng dũng cảm, suy nghĩ bàn luận về lòng dũng cảm

“Dừng chân đứng lại: Trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”

Dù có đang sầu muộn với những nỗi niềm thương nhớ của mình thì nhà thơ vẫn đủ tinh tế và nhạy cảm để cảm nhận vẻ đẹp non sông gấm vóc của nước nhà. Cảnh Đèo Ngang tuy có vẻ hoang sơ, tĩnh mịch nhưng nó lại có vẻ hùng vĩ và bát ngát bao la, khoáng đạt và mênh mông. Những nỗi muộn phiền trong lòng bà cũng bao là và mênh mông như thế, bà chẳng biết giãi bày cùng ai mà chỉ có thể ôm ấp giữ riêng cho mình.

Bài thơ “Qua Đèo Ngang” đã cho người đọc vừa được chiêm ngưỡng cái đẹp của cảnh lại được cảm nhận cái đẹp của tâm hồn thi sĩ. Đó là cảnh hoang sơ, hùng vĩ và giản dị của Đèo Ngang, và là tình yêu quê hương, đất nước của một người xa quê.

Bài viết liên quan