Phân tích bài thơ Từ Ấy của thi sĩ Tố Hữu


Đề bài: Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu.

Bài làm

Nhà phê bình người Pháp E-man-nu-yen đề tựa cho tập “Từ ấy”: “Cuộc đời ấy là một cuộc đời chiến đấu, nhưng bao nhiêu bài thơ là bấy nhiêu khúc hát ân tình”. Người ta thường nhắc tới Tố Hữu gắn liền với “Việt Bắc”, nhưng trong tôi “Từ ấy” cũng là một khúc hát “ân tình” và tính “chiến đấu” không thể phủ nhận. Bài thơ “Từ ấy” như viên ngọc quý trong phong trào thơ ca cách mạng Việt Nam thời kì đầu:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

 

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

 

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ…”

Tố Hữu được đánh giá là nhà thơ cách mạng lớn nhất thế kỉ XX. Thơ Tố Hữu vừa mang lí tưởng lớn lao và giàu giá trị chính trị. Sự kiện “Từ ấy” mang đậm chất chính trị, đánh dấu chặng đường thơ và con đường cách mạng của Tố Hữu bước sang giai đoạn mới.

Giải thích đôi điều về mốc son “Từ ấy”, ta cần đặt tác phẩm vào hoàn cảnh ra đời của nó. Đó là vào một ngày tháng 7/1938, khi các nhà thơ Mới lãng mạn còn chìm trong nỗi tự vấn:

“Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước

Chọn một dòng hay để nước cuốn trôi”

>> Xem thêm:  MS447 - Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo qua hình tượng nhân vật Chí Phèo của Nam Cao

(Tố Hữu)

Thì Tố Hữu đã thành công trên con đường kiếm tìm lối thoát cho mình – Đảng Cộng sản và cách mạng vô sản. Tố Hữu bắt gặp lí tưởng cách mạng của Đảng, của Hồ Chí Minh và chính thức bước chân vào hàng ngũ Đảng viên chính trị. Từ đây, sự nghiệp thơ ca Tố Hữu cũng bước sang một trang mới.

Tố Hữu đã nhấn mạnh sự kiện này bằng cách bắt đầu từ ngày “từ ấy” năm nao:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Khổ thơ đầu tiên đã mở ra một không gian tươi sáng cùng niềm cảm xúc bất ngờ đến hân hoan của tác giả khi đã tìm thấy “chân lí” sống của mình.

phan tich bai tho tu ay cua thi si to huu - Phân tích bài thơ Từ Ấy của thi sĩ Tố Hữu

Phân tích bài thơ Từ Ấy

Để diễn tả cảm xúc mãnh liệt, Tố Hữu đã sử dụng từ “bừng”, “chói”, “đậm”, “rộn” trong các câu thơ. Mặt khác, hình ảnh thơ cũng rất đa màu, đa diện. Bức tranh thiên nhiên và bức tranh tâm hồn đầy đủ hương, sắc và vị không kém những khu vườn xuân của “ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu:

“Giữa vườn inh ỏi tiếng chim vui

Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời

Sao buổi đầu xuân êm ái thế!

Cánh hồng kết những nụ cười tươi”

(“Nụ cười xuân”)

Cũng là vườn xanh, tiếng chim và ánh mặt trời nhưng trong “Từ ấy”, nó không còn đơn thuần là của tự nhiên mĩ miều mà còn mang tính tượng trưng. “Nắng” là nắng bừng lên, còn “mặt trời” là mặt trời của chân lí. Như vậy, nắng và mặt trời – hai nguồn sống mãnh liệt nhất vừa rọi chiếu khắp không gian. Còn tâm hồn Tố Hữu lại giống như hoa, lá nhờ có ánh dương mà phát triển. Tố Hữu thấy bản thân như vừa được hồi sinh, thậm chí là nghe như có tiếng ca reo vui trong lòng. Những bước chân thi sĩ như đáng vui tới “múa” cả lên, đang nhảy nhót ca hát trong tâm tưởng chính mình.

>> Xem thêm:  Khổng Tử bàn về Tu thân, Lập ngôn

Khổ thơ tiếp theo, Tố Hữu đặt mình vào sự liên kết với con người:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Khi Hàn Mặc Tử còn đang nhốt mình nơi “lòng giếng lạnh”, Xuân Diệu đang chìm đắm trong bước chân “vội vàng”, Nguyễn Bính đang trên hành trình tìm kiếm nét đẹp “nông thôn” và Huy Cận còn lạc lõng giữa dòng “tràng giang” rộng lớn thì Tố Hữu đã xóa bỏ hoàn toàn nỗi lo lắng, mặc cảm, chán trường của thế hệ thi sĩ 1930-1945.

Tố Hữu tự hòa mình vào nhân dân và đất nước thông qua các động từ “buộc”, “trang trải”, “gần gũi”. Tác giả lấy cái cá nhân “tôi” nhỏ bé đem đặt giữa đại chúng là “mọi người”, “trăm nơi”, “bao hồn khổ”. Để làm gì? Để thực hiện đúng lý tưởng của Đảng, đó là đoàn kết dân tộc. Từ “khối đời” là một từ vừa mới mẻ vừa giàu sức biểu tượng. Nhân dân không tên, không tuổi, không phân biệt giàu nghèo đều được gọi chung là “đời”. Mỗi một đời người góp lại thành một “khối” rộng lớn, vững khắc.

Sự hòa mình này trở nên tuyệt đối hóa ở trong khổ thơ cuối:

“Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ…”

>> Xem thêm:  Chứng minh nhận định về Nam Cao: Ông có sở trường diễn tả, phân tích tâm lí con người qua truyện ngắn Đời thừa

Từ “là” lặp lại ở mỗi câu thơ cho thấy Tố Hữu như đang định nghĩa mới về bản thân mình. Cũng cùng trong năm 1938, khi Tố Hữu viết lên “Từ ấy” thì Xuân Diệu cũng vừa “khai sinh” cho thi phẩm “Khi chiều giăng lưới”. Xuân Diệu đã định nghĩa về bản thân như sau:

“- Tôi là con nai bị chiều đánh lưới,

Không biết đi đâu, đứng sầu bóng tối”

Trái lại, Tố Hữu khẳng định “đã là con”, “là em”, “là anh” để chính thức thông báo vị trí và niềm tin của mình đã có chỗ đứng. Tố Hữu tự tin rằng bản thân đã trở thành một phần của gia đình chung mới – “vạn nhà”.

Mặt khác, tác giả cũng sử dụng lượng từ “vạn” đồng thời lặp lại liên tục từ này trong các câu thơ, tạo nên nhịp độ liên tục, thể hiện thái độ khẳng định chắc chắn, không một chút băn khoăn.

Tóm lại, bài thơ “Từ ấy” nổi bật lên ở cả giá trị nghệ thuật và giá trị lịch sử. Với giọng điệu sôi nổi, trữ tình; hẹ thống ngôn từ đa dạng, hàm súc, đậm chất dân gian, gần gũi với “lời ăn tiếng nói” nhân dân đã làm nên một thi phẩm hiện đại lãng mạn. Qua đây, tâm hồn yêu sống và lí tưởng chính trị vững vàng, lòng yêu nước thiết tha của Tố Hữu được bộc lộ sâu sắc.

Hoài Lê

Bài viết liên quan