Phân tích bài thơ Tức Cảnh Pác Bó của nhà thơ Hồ Chí Minh


Đề bài: Phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của nhà thơ Hồ Chí Minh.

Bài làm

Hồ Chí Minh không chỉ là nhà chính trị vĩ đại và còn là bậc nghệ sĩ đa tài của dân tộc Việt Nam. Các tác phẩm mà Người để lại không chỉ đấu tranh cổ vũ cho công cuộc giành nước, giữ nước mà còn mang nỗi niềm rất thanh cao của một tâm hồn rất mực sáng trong, tin yêu. Phải chăng chính những điều này đã kết hợp hài hòa để làm nên một thi phẩm độc đáo – “Tức cảnh Pác Bó”:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang”

Không một người con Việt Nam nào không biết tới cái tên Hồ Chí Minh cũng như phẩm cách thanh cao và lý tưởng lớn lao mà cả đời Người cố gắng tôn tạo. Mỗi bước đường hoạt động cách mạng, dù là khó khăn như thời “ngục trung nhật kí” hay hăng say làm cách mạng thời lãnh đạo Đảng Cộng sản cầm quyền thì Hồ Chí Minh luôn ghi lại bằng câu chuyện hay mẩu thơ ngắn. Tháng 2-1941, sau quãng thời gian gần ba mươi năm ở nước ngoài, Hồ Chí Minh trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào kháng chiến Việt Nam. Hang Pác Bó (Cao Bằng) trở thành địa điểm đầu tiên người bắt đầu làm việc. “Tức cảnh Pác Bó” cũng ra đời từ đó.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu

Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật nhưng có nhiều sáng tạo mới mẻ, tuy nói lên hoàn cảnh thiếu thốn, đạm bạc của Hồ Chí Minh khi hoạt động cách mạng ở một hang động nhỏ song qua đó lại làm nổi bật lên tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên của chính tác giả.

phan tich bai tho tuc canh pac bo cua nha tho ho chi minh - Phân tích bài thơ Tức Cảnh Pác Bó của nhà thơ Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ Tức Cảnh Pác Bó

Hai câu thơ đầu tiên thể hiện hoàn cảnh sống và nếp sinh hoạt thường ngày của Hồ Chủ tịch:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.”

Hai câu thơ bảy chữ đã tóm gọn lịch trình sinh hoạt cả một ngày dài của người chiến sĩ cộng sản thông qua cặp từ “sáng” – “tối”, “ra” – “vào”. Một ngày của Hồ Chí Minh xoay quanh không gian của suối, hang, cháo bẹ, rau măng – đều là những hình ảnh vừa gần gũi vừa gắn liền hoàn toàn với thiên nhiên rừng núi. Chưa hết, cách nói “cháo bẹ” và “rau măng” rất sáng tạo. Kì thực phải nói là cháo, rau và bẹ măng thì hợp lí hơn. Tác giả hoán đổi vị trí từ ngữ như vậy có lẽ muốn khẳng định những món ăn đơn giản được kết hợp hương vị hài hòa từ tự nhiên là nguồn thực phẩm tuyệt vời của tạo hóa. Mặt khác “rau”, “cháo”, “măng” đều là thực phẩm đạm bạc song tác giả vẫn luôn mang tâm thế “vẫn sẵn sàng”. Nhưng nếu chỉ hiểu theo nghĩa đen của câu thơ mà quên đi logic vận động tâm hồn thì thật thiếu sót. Sự sẵn sàng ở đây không chỉ là sẵn sàng đón nhận và trải qua cuộc sống đạm bạc, giản dị mà còn là sẵn sàng về tinh thần cách mạng. Văn chương chấp nhận sự đồng sáng tạo này.

>> Xem thêm:  Phân tích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O. Hen-ri

Hai câu thơ cuối là chân dung người chiến sĩ cách mạng làm việc:

“Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang”

Ngay cả khi làm việc Người cũng làm việc trên chiếc bàn bằng đá – vật phẩm tự nhiên. Hình ảnh chiếc bàn đá tự nhiên không có sự tạo tác của bàn tay con người nên không đủ vững chãi hình thành nên trạng thái “chông chênh”, ám chỉ sự đạm bạc, không thoải mái. Công việc của Người là gì? Là “dịch sử Đảng”, thẩm thấu lịch sử nước nhà để tìm ra con đường lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đưa quốc gia đến với độc lập, tự do. Thử hỏi xưa nay có một vị lãnh tụ nào làm công việc quan trong như thế ở một nơi thiếu thốn như Hồ Chí Minh hay không? Vậy mà Hồ Chí Minh vẫn luôn lạc quan mà thốt rằng “thật là sang”? Ta thật cảm phục phong thái và tâm hồn thanh cao của Người biết bao nhiêu.

“Tức cảnh Pác Bó” là một bài thơ tứ tuyệt Đường luật nhưng có nhiều sáng tạo trong gieo vần, nhịp điệu, ngôn từ vừa giản dị vừa hàm súc, giọng thơ pha chút vui đùa đã thể hiện sâu sắc tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan cũng như phong thái ung dung của Hồ Chí Minh. Chính nhờ vậy mà Hồ Chủ tịch mới có thể vượt qua được hoàn cảnh để làm tốt công việc của mình.

>> Xem thêm:  Em hãy kể lại chuyện gia đình em vào một tối thứ bảy

Hoài Lê

Bài viết liên quan