Phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu


Phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu

Bài làm

Phan Bội Châu là một trong những người chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX, ông là một người anh hùng có bản lĩnh và ý chí kiên cường. Bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” đã nói lên những ngày ông bị giam cầm ở nhà tù Quảng Đông, khi đối diện với hiểm nguy, cái chết, ông không hề run sợ mà vẫn hiên ngang. Bài thơ cho người đọc hình dung được tư thế tuyệt đẹp của người chí sĩ cách mạng thời bấy giờ.

Mở đầu bài thơ là hoàn cảnh tác giả bị gam hãm trong tù nhưng nổi bật lên là hình ảnh người chí sĩ không xem mình là kẻ thất bại:

“Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”

Bị giam vào tù đối với ông chỉ là tạm dừng chân nghỉ ngơi trên đường khó nhọc, đó là một thái độ hết sức bình thản, bông đùa và cợt nhả với nhà tù Quảng Đông, coi thường mọi hiểm nguy. Khi phải vào tù, sống trong cảnh giam cầm, kìm kẹp của gông xích, kẻ thù nhưng Phan Bội Châu lại không hề lo sợ, chán nản, mà ngược lại vẫn ung dung thanh thản, vần giữ nguyên vẻ cốt cách của con người anh hùng chí sĩ tài trí lớn hơn người, vừa là hào kiệt lại vừa trang nhã, lịch sự của kẻ “phong lưu”. Điệp từ “vẫn” đã khẳng định thái độ vững vàng không hề thay đổi, nao núng trước hoàn cảnh thách thức nghiệt ngã. Phan Bội Châu là một người chí sĩ với chí lớn, con người của ông tung hoành ngang dọc chứ không bị ràng buộc bởi cuộc sống gia đình cá nhân, đối với ông, năm châu bốn bể đều là nhà.

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ về bài Rằm tháng giêng

“Đã khách không nhà trong bốn biển

Lại người có tội giữa năm châu”

vao nha nguc quang dong cam tac phan boi chau e1541062139642 - Phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu

Trong khi con đường cách mạng cứu nước của ông còn dang dở chưa thành thì lại bị vướng vào tù tội, bản thân ông tự coi mình là “người có tội giữa năm châu”. Đó là một thái độ tích cực, tự phê phán nghiêm khắc với bản thân mình, bởi vậy cho đến cuối đời, ông vẫn luôn canh cánh nỗi lòng nợ nước chưa báo đáp được, luôn mặc cảm vì “cái tội” của mình với non sông, đất nước. Bên cạnh đó, chân dung của ông còn hiện lên là một người anh hùng của thời đại, khác xa với những kẻ cá chậu, chim lồng bởi ông là người của “năm châu”, của “bốn biển”. Trong hoàn cảnh bị tù đày nhưng khí tiết sắt đá của người anh hùng không hề có gì có thể lay chuyển được:

“Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế…

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”

Lí tưởng giúp nước cứu đời đã nhen nhóm trong ông ngay từ khi dấn thân vào con đường cách mạng. Với hoài bão lớn lao, dù có sa cơ thất thế thì ông vẫn ung dung và ngạo nghễ, đối diện với khó khăn, thử thách mà không hề nao núng.

“Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”

Hai câu thơ đã khẳng định ý chí sắt đá, niềm tin lạc quan sáng ngời của ông, dù cho có nguy cơ bị án tử hình nhưng người chí sĩ không hề nao núng, bi quan.

>> Xem thêm:  Nhân dịp cùng bố mẹ đi tham quan (hay du lịch), em đã được làm quen với một người bạn mới. Dù cuộc gặp gỡ thật ngắn ngủi nhưng tình bạn ấy vẫn là một kỷ niệm khó phai. Em hãy kể lại

Có thể thấy, bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” đã trở thành một ngọn lửa, khơi dậy tinh thần yêu nước và niềm tin vào cách mạng của nhân dân ta. Văn chương của ông đã dâng trọn cho sự nghiệp vì nước, vì dân với sức truyền cảm mạnh mẽ, ông không chỉ là một nhà cách mạng lỗi lạc mà còn là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam.

Bài viết liên quan