Phân tích bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu


Đề bài: Phân tích bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu

Bài làm

Được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình” người đọc luôn bắt gặp trong câu từ của Xuân Diệu sự tươi trẻ, mơn mởn hơn nữa là niềm khao khát níu kéo tuổi xuân đến cháy bỏng, cuồng  nhiệt. Ông luôn sợ cái hữu hạn của thời gian vì với ông tình yêu là vô hạn. “Vội vàng” là một trong những bài thơ phô diễn nỗi niềm khao khát về tình yêu, tuổi trẻ của ông.

Thơ Xuân Diệu không có một quy định nào về câu chữ, ông luôn phá cách, sáng tạo các khổ thơ theo cảm xúc riêng của mình và đến với “đứa con” Vội vàng cũng không ngoại lệ. Ngay từ khổ thơ đầu ông viết:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

Câu từ dường như bị bó hẹp lại thể hiện niềm khao khát mãnh liệt của tác giả đang muốn “tắt nắng” và “buộc gió”, muốn níu giữ không gian của tự nhiên. Tác giả sử dụng đại từ nhân xưng là “ta” càng lộ ra niềm khao khát mãnh liệt của mình. “Nắng” là biểu tượng của mùa hạ, ở đây tác giả muốn “ tắt nắng”, “ buộc gió” để  hưởng chọn vẻ đẹp của mùa hè mãi mãi vì ông biết nếu một thứ gì đó đã trôi đi thì không thể quay trở lại. Ở đây tác giả muốn níu giữ để hưởng chọn mãi mãi, đọc đến đây người đọc dường như cũng đang đắm chìm vào những câu từ của chính tác giả mà say mê, mà cảm nhận.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh (dàn ý và bài làm chi tiết)

Tiếp theo khi sang khổ thơ mới cảm xúc  của tác giả đột nhiên thay đổi, ông vẽ ra một thiên đường trên mặt đất có ong, bướm, đồng nội,..

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đay khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa”
phan tich bai tho voi vang cua xuan dieu - Phân tích bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu

Phân tích bài thơ Vội vàng

Tác giả sử dụng các từ “ong bướm, hoa, đồng nội,cành tơ” là những đặc trưng nổi bật cuả mùa xuân mà bất cứ người đọc khi đọc đến đây đều có thể nhận ra được. Thế giới thơ của Xuân Diệu luôn tràn đây màu sắc, sự vật không gian và thời gian thường xoay chuyển không cố định hay theo một thứ tự nhất định nào cả. Tác gỉa vẽ nên một thiên đường trên mặt đất với đầy đủ các sự vật như ”ong bướm, hoa, lá” lại là bức tranh của mùa xuân tuyệt đẹp. Ở khổ thơ thứ hai này tác giả sử dụng dấu chấm phẩm cho người đọc cảm giác như đằng sau đó còn nhiều nữa, mọi thứ như vẫn đang tiếp diễn, câu chữ cũng như lan tỏa theo cảm xúc của tác giả. Tiếp đến nhịp thơ và cảm xúc của tác giả có vẻ nhanh và dồn dập hơn:

“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; 

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: 

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. 

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua, 

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, 

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. “

Tác giả ví “Tháng giêng” với “cặp môi” kết hợp cho tính từ “ngon” ở giữa cho thấy tâm hồn đang rất cuồng nhiệt, cháy bỏng thấy cái vô hình biến thành cái hữu hình. Câu thơ thứ hai biểu hiện rõ sự gấp gáp của tác giả khi ở giữa câu có một dấu chấm như ngắt lại sự “sung sướng” nhưng dường như tác giả không kìm nén được cảm xúc nên vẫn “vội vàng một nữa” và không chờ kịp “nắng hạ mới hoài xuân”. Nhịp thơ vội vàng, dồn dập theo cảm xúc của chính tác giả “xuân đang tới” mà đã như đang qua, “xuân còn non” là sẽ nhanh chóng già. Tác giả ví xuân hết “nghĩa là tôi cũng mất” là thể hiện tâm hồn ông lúc nào cũng “xuân”, cuộc sống của ông là sống trong “xuân”.

>> Xem thêm:  Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) - một tiếng khóc bi tráng

Tiếp đến tác giả bày tỏ lòng tiếc nuối khi tuổi trẻ, tuổi xuân quá ngắn ngủi:

“Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt… 

Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc, 

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? 

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, 

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”

Tác giả như nhìn thấy mọi sự vật hiện tượng đang tiếc nuối giống như mình “sông,núi” thì “tiễn biệt”, “cơn gió” biết thì thào trong lá vì sắp phải ra đi, “chim rộn ràng” bỗng nhiên ngừng hót,…Tất cả được tác giả Xuân Diệu lí giải bằng  câu thơ tình tứ và vô cùng hấp dẫn “Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?” người đọc cũng có thể nhận được hình ảnh thơ này dường như cũng chính là sự bước đi mau lẹ và cực nhanh chóng của mùa xuân đất trời. Không những thế mà đây cũng chính là sự tuần hoàn của tự nhiên của vũ trụ nữa. Khổ thơ cuối là sự khao khát bộc phá nên đến chiếm đoạt của tác giả Xuân Diệu đã gửi gắm vào:

“Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, 

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, 

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều”

“Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Thông qua khổ thơ thì tác giả Xuân Diệu lúc này đây cũng đã thể hiện rõ ước muốn chiếm đoạt, chiếm cho riêng mình mùa xuân và cả tuổi trẻ thông qua động từ “hôn, cắn” thật đắt và độc đáo của chính tác giả.

>> Xem thêm:  Bàn về thơ, nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: “Quy... nội tâm”. Còn nhà phê bình Nga Bi-ê-lin-xki cho rằng: “Bất... xã hội”. Anh (chị) suy nghi gì về những ý kiến trên. Chứng minh qua một hiện tượng thơ ca mà anh (chị) tâm đắc

Tóm lại cả bài thơ “Vội vàng” là ước muốn cuồng nhiệt của tác giả Xuân Diệu, ông khao khác được nắm giữ, được sống trong mùa xuân và tuổi trẻ, bài thơ là sự phá cách tiêu biểu cho dòng thơ hiện đại.​

Hằng

Bài viết liên quan