Phân tích bài thơ Xa ngắm thác núi Lư


Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng dưới thời nhà Đường, Trung Quốc. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại  nhiều tác phẩm có giá trị, một trong số đó có thể kể đến bài thơ Xa ngắm thác núi Lư. Dựa vào những kiến thức đã học, em hãy phân tích bài thơ Xa ngắm thác núi Lư.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích bài thơ Xa ngắm thác núi Lư

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:

Lý Bạch nhà thơ kiệt xuất của nền thơ ca Trung Quốc. Thời nhà Đường ông thường được nhắc đến như một vị thánh thơ với tài năng kiệt xuất, ung dung tự tại không màng đến hư danh. Thơ của Lý Bạch được ví như một bức tranh bao gồm cả hình lẫn tình vô cùng khoáng đạt. Bài thơ Xa ngắm thác núi Lư chính là một trong những bức tranh đầy hình ảnh và âm thanh của Lý Bạch

2. Thân bài

-Phân tích câu thơ đầu:

+Ngao du sơn thủy hữu tình chính là cuộc đời của Lý Bạch. Chính vì lẽ đó mà bài thơ Xa ngắm thác núi Lư đã hội tủ đủ mọi yếu tố những cái điển hình, đẹp nhất của thác núi Lư tuyệt mĩ của bút pháp nghệ thuật của nhà thơ

+Ngay mở đầu bài thơ chính là hình ảnh thác núi Lư từ xa

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

+Dãy núi Lư sơn hùng vĩ, Hương Lô là một ngọn núi thuộc dãy Lư sơn này, từ xa nhìn lại hình ảnh Hương Lô như một chiếc Lư hương vô cùng tuyệt đẹp là nền cho bức tranh thiên nhiên của thác núi Lư.

+“Nhật chiếu” ánh nắng Mặt Trời chiếu xuống dưới dòng nước đang ào ào đổ xuống tạo nên một hình ảnh vô cùng tuyệt đẹp, sự khúc xạ ánh sáng càng làm cho vẻ đẹp ấy hoàn mĩ hơn

=> Hình ảnh ngọn núi Hương Lô được Lý Bạch quan sát từ xa mang đến cảm giác thật ảo không rõ ràng nhưng lại tạo hiệu ứng vô cùng xuất sắc khi đã miêu tả hình ảnh thác núi Lư đẹp mờ ảo như chốn thiên cung, và người cảm nhận được nét đẹp đó chỉ có thể là tiên thơ Lý Bạch mà thôi.

– Phân tích câu thơ thứ hai:

+Phong cảnh Hương Lô thật đẹp, thật kì diệu nhưng cái sự ảo diệu và thu hút tầm nhìn hơn cả chính là hình ảnh của ngọn thác, điểm nhấn chính của bức tranh thơ:

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

+Chính nhan đề bài thơ đã nói lên toàn cảnh của bài thơ. “Xa ngắm thác” chính là việc đứng từ xa quan sát hình ảnh dòng nước từ thác núi Lư chảy xuống, như dải lụa trắng đang trào xuống.

+“Dao khan bộc bố quải tiền xuyên”, bức tranh tưởng chừng như vô tri vô giác chỉ có hình mà không có ảnh, nhưng chỉ một động từ “quải” thôi cũng đã đủ biến một hiện tượng đang hoạt động trở lên tĩnh lặng hơn, tất cả chỉ muốn khẳng định một điều chính là việc từa xa ngắm thác nên chỉ có thể cảm nhận được hình ảnh là chính mà thôi.

>> Xem thêm:  MS67 - Thuyết minh về nhà văn Nguyễn Đình Chiểu

+Dòng thác như dải lụa trắng từ trên trời chảy xuống thật hoành tráng và kỹ vĩ, bức tranh tuyệt đẹp đó tưởng chỉ có vô tri vô giác nhưng đã được thi tiên Lý Bạch miêu tả đầy tiếng động

-Phân tích hai câu thơ cuối

+ Câu thơ thứ ba, chính là sự chuyển tiếp trạng thái của dòng thách núi Lư khi mà từ hình chuyển sang động. “Phi lưu” dòng nước đổ xuống ào ào tưởng như bay, thác cao dựng đứng cao tận ba nghìn thước “tam thiên xích” chính vì lẽ đó nước đổ xuống như bay chả có gì ngạc nhiên, cách nói phóng đại này tưởng như không có thực nhưng lại chân thực vô cùng.

+ Bằng con mắt đầy lãng mạn của mình, sự liên tưởng mà chỉ có thi tiên mới có Lý Bạch đã trông thấy

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

+Câu thơ cuối đã thể hiện được tài năng và phong cách thơ Lý Bạch. Việc tả thác tưởng chừng như đơn giản như bao bài thơ bài văn khác nhưng tả thác của Lý Bạch thì thật lạ, thật tài tình: “cái ảo và cái thực”; “cái hình và cái âm”; bút pháp nghệ thuật lãng mạn như phá cách mọi giới hạn. “Nghi thi”-cứ ngỡ là…đây là sự hoài nghi nhưng vẫn cho là thật.

=> Sự liên tưởng mà chỉ có Lý Bạch mới có “tưởng như dòng sông tuột khỏi mây” (lạc cửu thiên) mà tuôn xuống. Hình ảnh mây ngang trời lại dòng thác đang đổ xuống, sự trùng hợp hoặc có thể là sự kết hợp của Lý Bạch chính là hình ảnh đẹp nhất bài thơ, ngắm thác chảy mã ngờ mình đang chốn bồng lai tiên cảnh nào đó.

-Bút pháp nghệ thuật:

Có lẽ chỉ những người yêu thiên nhiên đến say đắm như Lý Bạch mới có thể cảm nhận và vẽ lên một bức tranh thác nước đẹp đến thế, tuyệt vời đến thế. Mấy người đến thác mà ngắm cảnh mà bắt được cái hay cái đẹp của thác đặc biệt là bắt gặp được đúng cái hình ảnh thi tiên đã thấy? Khoảnh khắc trôi qua tưởng đã mất nhưng chính thi tiên Lý Bạch đã làm cho hình ảnh đó bất biến với thời gian.

3. Kết bài

Bài thơ là một trong những tuyệt tác thơ của Lý Bạch, đây chính là bức tranh tả thực vô cùng xuất sắc cho thấy được phong cảnh thiên nhiên tráng lệ, hùng vĩ của thác núi Lư. Qua đây ta cũng cảm nhận và thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp nhà thơ. Những vẻ đẹp đó không những không mất đi còn trường tồn bất biến với thời gian.

II. Bài tham khảo cho đề phân tích bài thơ Xa ngắm thác núi Lư

Lý Bạch nhà thơ kiệt xuất của nền thơ ca Trung Quốc. Thời nhà Đường ông thường được nhắc đến như một vị thánh thơ với tài năng kiệt xuất, ung dung tự tại không màng đến hư danh. Thơ của Lý Bạch được ví như một bức tranh bao gồm cả hình lẫn tình vô cùng khoáng đạt. Bài thơ Xa ngắm thác núi Lư chính là một trong những bức tranh đầy hình ảnh và âm thanh của Lý Bạch:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trực há tam thiên xích

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Ngao du sơn thủy hữu tình chính là cuộc đời của Lý Bạch. Chính vì lẽ đó mà bài thơ Xa ngắm thác núi Lư đã hội tủ đủ mọi yếu tố những cái điển hình, đẹp nhất của thác núi Lư tuyệt mĩ của bút pháp nghệ thuật của nhà thơ

Ngay mở đầu bài thơ chính là hình ảnh thác núi Lư từ xa

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

Dãy núi Lư sơn hùng vĩ, Hương Lô là một ngọn núi thuộc dãy Lư sơn này, từ xa nhìn lại hình ảnh Hương Lô như một chiếc Lư hương vô cùng tuyệt đẹp là nền cho bức tranh thiên nhiên của thác núi Lư. “Nhật chiếu” ánh nắng Mặt Trời chiếu xuống dưới dòng nước đang ào ào đổ xuống tạo nên một hình ảnh vô cùng tuyệt đẹp, sự khúc xạ ánh sáng càng làm cho vẻ đẹp ấy hoàn mĩ hơn

phan tich bai tho xa ngam thac nui lu - Phân tích bài thơ Xa ngắm thác núi Lư
Phân tích bài thơ Xa ngắm thác núi Lư – Bài văn của Minh Anh chuyên văn

Hình ảnh ngọn núi Hương Lô được Lý Bạch quan sát từ xa mang đến cảm giác thật ảo không rõ ràng nhưng lại tạo hiệu ứng vô cùng xuất sắc khi đã miêu tả hình ảnh thác núi Lư đẹp mờ ảo như chốn thiên cung, và người cảm nhận được nét đẹp đó chỉ có thể là tiên thơ Lý Bạch mà thôi.

Phong cảnh Hương Lô thật đẹp, thật kì diệu nhưng cái sự ảo diệu và thu hút tầm nhìn hơn cả chính là hình ảnh của ngọn thác, điểm nhấn chính của bức tranh thơ:

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trực há tam thiên xích

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Chính nhan đề bài thơ đã nói lên toàn cảnh của bài thơ. “Xa ngắm thác” chính là việc đứng từ xa quan sát hình ảnh dòng nước từ thác núi Lư chảy xuống, như dải lụa trắng đang trào xuống. “Dao khan bộc bố quải tiền xuyên”, bức tranh tưởng chừng như vô tri vô giác chỉ có hình mà không có ảnh, nhưng chỉ một động từ “quải” thôi cũng đã đủ biến một hiện tượng đang hoạt động trở lên tĩnh lặng hơn, tất cả chỉ muốn khẳng định một điều chính là việc từa xa ngắm thác nên chỉ có thể cảm nhận được hình ảnh là chính mà thôi. Dòng thác như dải lụa trắng từ trên trời chảy xuống thật hoành tráng và kỹ vĩ, bức tranh tuyệt đẹp đó tưởng chỉ có vô tri vô giác nhưng đã được thi tiên Lý Bạch miêu tả đầy tiếng động:

>> Xem thêm:  Phân tích tình đồng chí qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (Văn học 9 – Tập II).

Phi lưu trực há tam thiên xích

Câu thơ thứ ba, chính là sự chuyển tiếp trạng thái của dòng thách núi Lư khi mà từ hình chuyển sang động. “Phi lưu” dòng nước đổ xuống ào ào tưởng như bay, thác cao dựng đứng cao tận ba nghìn thước “tam thiên xích” chính vì lẽ đó nước đổ xuống như bay chả có gì ngạc nhiên, cách nói phóng đại này tưởng như không có thực nhưng lại chân thực vô cùng.

Bằng con mắt đầy lãng mạn của mình, sự liên tưởng mà chỉ có thi tiên mới có Lý Bạch đã trông thấy

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Câu thơ cuối đã thể hiện được tài năng và phong cách thơ Lý Bạch. Việc tả thác tưởng chừng như đơn giản như bao bài thơ bài văn khác nhưng tả thác của Lý Bạch thì thật lạ, thật tài tình: “cái ảo và cái thực”; “cái hình và cái âm”; bút pháp nghệ thuật lãng mạn như phá cách mọi giới hạn. “Nghi thi”-cứ ngỡ là…đây là sự hoài nghi nhưng vẫn cho là thật. Sự liên tưởng mà chỉ có Lý Bạch mới có “tưởng như dòng sông tuột khỏi mây” (lạc cửu thiên) mà tuôn xuống. Hình ảnh mây ngang trời lại dòng thác đang đổ xuống, sự trùng hợp hoặc có thể là sự kết hợp của Lý Bạch chính là hình ảnh đẹp nhất bài thơ, ngắm thác chảy mã ngờ mình đang chốn bồng lai tiên cảnh nào đó.

Có lẽ chỉ những người yêu thiên nhiên đến say đắm như Lý Bạch mới có thể cảm nhận và vẽ lên một bức tranh thác nước đẹp đến thế, tuyệt vời đến thế. Mấy người đến thác mà ngắm cảnh mà bắt được cái hay cái đẹp của thác đặc biệt là bắt gặp được đúng cái hình ảnh thi tiên đã thấy? Khoảnh khắc trôi qua tưởng đã mất nhưng chính thi tiên Lý Bạch đã làm cho hình ảnh đó bất biến với thời gian.

Bài thơ là một trong những tuyệt tác thơ của Lý Bạch, đây chính là bức tranh tả thực vô cùng xuất sắc cho thấy được phong cảnh thiên nhiên tráng lệ, hùng vĩ của thác núi Lư. Qua đây ta cũng cảm nhận và thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp nhà thơ. Những vẻ đẹp đó không những không mất đi còn trường tồn bất biến với thời gian

Bài viết liên quan