Phân tích cái hay ở văn bản Một thứ quà của lúa non – Cốm


Một thứ quà của lúa non – cốm là tác phẩm đặc sắc của Thạch Lam viết về món ăn dân tộc. Dựa vào văn bản đã học, em hãy phân tích cái hay ở văn bản Một thứ quà của lúa non – cốm. 

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

+ Thạch Lam, một nhà văn nổi bật trong Tự lực văn đoàn, một cây bút xuất sắc về truyện ngắn, để lại nhiều tác phẩm trong nền văn học nước nhà

+ Tác phẩm “Một thứ quà của lúa non – cốm” tác phẩm thể hiện nét đẹp của dân tộc ta, thể hiện giá trị văn hóa qua một thứ quà quê hương bình dị, mộc mạc

2. Thân bài

-Cái hay trong cách tác giả thể hiện tác phẩm

  • Sử dụng việc diễn tả những rung động thoáng qua, những cảm xúc mơ hồ, mỏng manh như một làn sương mờ huyền ảo.
  • Bộc lộ cảm xúc, đẩy cảm xúc vào trong từng câu từ, đánh giá, nhận xét vấn đề cảm nhận
  • Thể hiện cấu trúc một cách phóng khoáng, không bị ràng buộc mà vẫn thể hiện một tư tưởng chủ đề nhất định.

-Cái hay trong nội dung của tác phẩm

  • “Một thứ quà của lúa non – cốm” cho thấy được sự kết hợp một cách hài hóa của trời đất với bàn tay khéo léo của con người
  • Sử dụng các tính từ miêu tả, cảm giác để làm nổi bật lên nội dung
  • “Cốm” còn là một thức dâng của trời đất, là một sản phẩm văn hóa độc đáo, là nét đẹp văn hóa của người Việt
  • “Cốm” và “Hồng” cũng là sự kết hợp hài hòa từ hương vị cho đến màu sắc, là cách tác giả thể hiện quan điểm về nét đẹp văn hóa dân tộc, phê phán con người trong thời kì Âu hóa
>> Xem thêm:  Đề số 17: Em hãy tìm hiểu và chứng minh ý nghĩa của câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Qua lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước và lao động xây dựng đất nước của nhân dân ta.

-Cái hay trong cách thưởng thức “Cốm”

  • Thưởng thức không được vội vàng, phải “Ăn từng ít một, thong thả, ngẫm nghĩ”
  • Thưởng thức để cảm nhận sự tinh túy của trời đất, thấy được sự khéo léo từ đôi bàn tay mộc mạc của con người Việt Nam và để yêu hơn đất nước

3. Kết bài

Cảm nghĩ về tác phẩm: Một tác phẩm vô cùng ý nghĩa đọng lại trong lòng mỗi người là nét đẹp của quê hương nói riêng và bản sắc văn hóa dân tộc nói chung. Một nét đẹp cần được gìn giữ, phát triển, lưu truyền cả ở hiện tại và trong tương lai.

II. Bài tham khảo

    Nhắc đến Tự lực văn đoàn không thể không nhắc tới Thạch Lam, một cây bút xuất sắc về thể loại truyện ngắn, ông đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam nhiều tác phẩm vô cùng ý nghĩa và độc đáo, một trong số đó là “Một thứ quà của lúa non – cốm” tác phẩm thể hiện nét đẹp của dân tộc ta, thể hiện giá trị văn hóa qua một thứ quà quê hương bình dị, mộc mạc

    Cái hay của tác phẩm thể hiện ngay ở cái cách mà ông xây dựng nên nó, ông sử dụng sở trường của mình đó là việc diễn tả những rung động thoáng qua, những cảm xúc mơ hồ, mỏng manh như một làn sương mờ huyền ảo. Ông ghi chép lại những sự kiện tiêu biểu mà không quên đi việc bộc lộ cảm xúc, đẩy cảm xúc vào trong từng câu từ, qua đó ông dùng chính nhận thức, cảm nhận của bản thân để đánh giá, nhận xét vấn đề mà ông cảm nhận, bên cạnh đó cái hay của ông đó chính là ông thể hiện cấu trúc một cách phóng khoáng, không bị ràng buộc mà vẫn thể hiện một tư tưởng chủ đề nhất định.

>> Xem thêm:  Bằng những dẫn chứng trong văn học và thực tế hãy chứng minh rằng Bác Hồ là người sống giản dị, thanh cao

   Xét về cái hay trong tác phẩm, có thể thấy rằng “Một thứ quà của lúa non – cốm” cho thấy được sự kết hợp một cách hài hóa của trời đất với bàn tay khéo léo của con người, cốm được tác giả thể hiện một cách rất tự nhiên từ những cảm nhận đầu tiên, hương thơm ngào ngạt của lá sen trong gió mùa hạ gợi nhắc đến hương vị của cốm, đối với tác giả mà nói thì mùi hương đó đã trở thành biểu tượng của cốm, chỉ cần theo làn gió nhẹ nhàng thoáng qua cũng đủ làm cho nỗi nhớ ùa về một cách bất chợt.

Sử dụng các tính từ miêu tả hương vị, cùng với cảm giác xuất hiện nhiều từ trong tác giả được sử dụng một cách chọn lọc những vẫn làm nổi bật lên nội dung cụ thể chính là cách mà tác giả thu hút người đọc. Không chỉ có thế “Cốm” còn là một thức dâng của trời đất, là một sản phẩm văn hóa độc đáo, việc sản xuất “Cốm” như một bí mật trân trọng, gìn giữ được truyền từ đời này sang đời khác đã tạo nên nét đặc biệt trong vẻ đẹp văn hóa của người Việt.

phan tich cai hay o van ban mot thu qua cua lua non – com - Phân tích cái hay ở văn bản Một thứ quà của lúa non – Cốm
Phân tích cái hay ở văn bản Một thứ quà của lúa non – Cốm

Bên cạnh đó “Cốm” và “Hồng” cũng là sự kết hợp hài hòa gắn bó từ hương vị cho đến màu sắc, một sự kết hợp hoàn hảo không có gì có thể hợp hơn, đồng thời qua đó tác giả thể rất rõ nét quan điểm của mình về nét đẹp văn hóa dân tộc, phê phán thói bắt chước một cách mù quáng từ nước ngoài mà quên đi giá trị mộc mạc của dân tộc, một cái nhìn đúng đắn, tiến bộ mà tác giả dành cho những con người có cái nhìn lệch lạc về vẻ đẹp của đất nước trong thời kì Âu hóa.

>> Xem thêm:  Đoàn kết là sức mạnh vô địch

    Cuối cùng vẻ đẹp của “Cốm” thể hiện trong cách thưởng thức, đối với tác giả việc thưởng thức không được vội vàng, phải “Ăn từng ít một, thong thả, ngẫm nghĩ”, thưởng thức cốm cũng như việc thưởng thức nét đẹp của một dân tộc lưu truyền từ đời này sang đời khác, thưởng thức để cảm nhận sự tinh túy của trời đất, thưởng thức để thấy được sự khéo léo từ chính những đôi bàn tay mộc mạc của con người Việt Nam và thưởng thức để yêu hơn những nét đẹp giản dị mà thiên nhiên ban tặng cho chính chúng ta.

    Một tác phẩm vô cùng ý nghĩa đọng lại trong lòng mỗi người là nét đẹp của quê hương nói riêng và bản sắc văn hóa dân tộc nói chung. Một nét đẹp cần được gìn giữ, phát triển, lưu truyền cả ở hiện tại và trong tương lai.

Bài viết liên quan